4G: các anten phải cách nhau nguyên lần của một nửa bước sóng

Tại sao các anten thu phát của thiết bị 4G phải cách nhau nguyên lần của một nửa bước sóng Ʌ/2

Trong cộng nghệ vô tuyến 4G, thì một tính năng phải có để nâng cao hiệu quả phổ tần là MIMO( nhiều đầu vào và nhiều đầu ra). Nếu không có tính năng này thì công nghệ 4G còn thua 3G về hiệu quả sử dụng phổ tần số. Vì thế có thể nói, không có MIMO thì không có 4G.
MIMO là quá trình sắp xếp nhiều anten phát và thu cho 1 máy di động. Các anten này sẽ phát cùng dải tần số được cấp phát, tại sao nó lại làm được việc này mà không gây nhiễu cho nhau?
Sóng di động là một loại sóng, vì thế nó có tính chất giao thoa. Các sóng cùng pha thì biên độ sóng được tăng cường, nếu ngược pha thì triệt tiêu nhau. Dựa vào tính chất này, người ta sẽ bố trí các anten phát cách nhau một nửa bước sóng Ʌ/2, khi này tín hiệu không mong muốn sẽ bị triệt tiêu tại nguồn thu, và ta sẽ chỉ thu được tín hiệu có ích. 
Công thức toán học như sau: sin(xi)+sin(xi- pi) = 0, với sin(xi) là sóng ban đầu, sin(xi-pi) là sóng bị chậm pha Ʌ/2. 

Hình trên Hoạt đã sử dụng phương pháp rời rạc hóa tín hiệu cho 1 chu kỳ tín hiệu 100 lần. Để minh họa cho phương trình toán học sin(xi)+sin(xi-pi)=0.


Hình: Mô hình MIMO đơn giản, sắp xếp các anten cách nhau một nửa bước sóng.