Thiết kế MIMO 4G LTE cho Inbuilding

 Thiết kế MIMO 4G-LTE cho Inbuilding

1. Hiện trạng thiết kế 4G trong tòa nhà Inbuilding.

    Hệ thống DAS hiện tại là hệ thống được thiết kế cho 1 dây, 1 TX/RX duy nhất. Hệ thống này đáp ứng tốt cho các công nghệ 2G, 3G. Nhưng sang tới 4G thì hệ thống này tỏ ra không phù hợp, nó không phát huy được những ưu điểm vượt chội của công nghệ 4G mang lại.


Mô hình triển khai 4G hiện tại trong các tòa nhà Inbuilding.

Thứ nữa, nhu cầu Data 4G tăng trưởng mạnh, xuất hiện nhiều phản ánh về Data trong những tòa nhà. Trước chúng ta đã có phương án cải tạo, nhưng hiệu quả chưa như mong đợi. Vì thế cần một phương án hiệu quả để cải tạo lại hế thông DAS, để triển khai được công nghệ MIMO trong tòa nhà.

2. Phương hướng triển khai MIMO 4G-LTE trong các tòa nhà Inbuilding.

Việc cải tạo phải đảm bảo được mục tiêu:

+ Triển khai nhanh, tập trung vào cải tiến phần 4G.

+ Tránh tối đa việc đục đẽo, ảnh hướng tới sự vận hành hiện tại của các văn phòng/ tòa nhà có triển khai hệ thống DAS.

+ Tích kiệm chi phí vật tư, thiết bị. Không làm gia tăng chi phí khai thác(điện).

Mô hình triển khai MIMO 2x2 trong Inbuilding.

Cách làm:

-            Bố trí thêm 1 tới 2 Anten tại giữa sàn nhà. Với mục tiêu tạo vùng phủ OverLap với những anten hiện tại. Tốt nhất là số lượng anten thêm băng ½ anten hiện tại của sản tòa nhà.

-        Thực hiện kéo dây Feeder, day Jumber các bộ chia như hình vẽ.

-        Khai báo 2T2R cho trạm 4G.

3. Vấn đề kỹ thuật cần xem xét.

- Hệ thống anten cũ, với hệ thống anten mới KHÔNG đồng nhất về mặt vùng phủ. Nhưng trong 4G kênh PSS, SSS CHỈ phát trong 1 Port RRU duy nhất. thuê bao 4G trong tòa nhà sẽ gặp phải vấn đề mất sóng nếu ăn sóng của nhánh còn lại.

Hình: Không có tín hiệu PSS/SSS trong nhánh thứ 2.

Giai pháp:

-        Nhánh thêm vào sẽ không phát tín hiệu PSS/SSS. Nhánh cũ sẽ phát tín hiệu này.

-        Công suát đầu ra của Anten mới, cần giữ tương đương( hoặc thấp hơn) so với công suất của anten hiện hữu( thêm suy hao, bộ chia để cân bằng lại).

-        Phát PSS/SSS trên tất cả các Port của RRU(Optinal). Đây là tính năng mới, cần kiểm tra, hoặc yc nhà cung cấp thiêt bị thêm tính năng này.

4. Tham khảo dữ liệu các nhà mạng đã thực hiện giải pháp MIMO trong Inbuilding.

Theo tài liệu của hãng COMMSCOPE, đã phát triển giải pháp là Interleaved MIMO. Giải pháp đưa ra chỉ nói về hệ thống DAS cho 4G, chưa đề cập tới việc tích hợp trên hệ thống có DAS 2G, 3G. nhưng theo tài liệu này thì tốc độ tăng đáng kể so với trước.

Với giải pháp chúng ta đề xuất cải tạo hệ thống DAS cho Viettel, thì nó lằm giữ giải pháp Interleaved MIMO Co-Located MIMO.

Hình: Kết quả triển khai thực tế giải pháp MIMO trong Inbuilding.

5. Lợi ích khi so sánh với các giải pháp đang triển khai.

Lợi ích khi triển khai:

-            Dung lượng tăng gấp đôi. Với KHÔNG phải đầu tư thêm về thiết bị. không phải lắp đặt thiết bị thêm trong phòng máy, truyền dẫn, nguồn. CHỈ đầu tư thêm phần dây Passive rẻ tiền( rất ít so với phần chi phí của thiết bị)

-        Khả thi về mặt triển khai, cải tạo được với những tòa nhà đang vận hành.

-        Khả năng mở rộng, cho phép ghép được với các nhà mạng khác bằng việc đầu tư thêm POI.

-        Đấu cùng thêm 1 Port RRU 4G tần 2100, 2600( nếu Inbuiding đó đang lắp RRU này) cách đơn giản. giúp tăng dung lượng tổng thể của cả tòa nhà. 

a) Nếu so với giải pháp lắp thêm RRU 2100

Giải pháp này khó thực hiện, vì tần số 2100 đang sử dụng cho 3G. Muốn sử dụng tần số này phải giải phóng toàn bộ tần số đó ở tòa nhà sử dụng và các trạm xunh quanh. Tòa nhà cao bị Overhooting nhiều, nếu giải phóng một lượng lớn trạm sẽ bị ảnh hưởng.

- Việc giảm tần số 3g để nhường tần cho 4G thì dịch vụ 3G sẽ bị ảnh hưởng.

- CAPEX: Chi phí mua thêm RRU 2100, các LIC liên quan tới CA, tới Cell, tới Power.

- OPEX: Chi phí cấp điện cho RRU.

- Cấu trúc mạng phức tạp hơn, cần điều khiển nhiều hơn cho Share tải và điều khiển truy cập.

- Hiệu quả kém hơn, vì băng thông RRU 2100 chi là 10Mhz.

b) So với giải pháp lắp thêm RRU 2600

- CAPEX: Chi phí lớn. Với những tòa đã cải tạo thì trung bình mỗi Cell phải thêm 2RRU 2600, RRU phải đặt cùng với bộ RU của hệ thống DAS lên phải đầu tư thêm hệ thống điện cho RRU 2600 này. Chi phí mua LIC liên quan tới tính năng CA, tới Cell, power.

- OPEX: chi phí điện phải tra thêm.

Hình: Giải pháp tăng dung lượng Inbuilding bằng cách thêm 4G 2100
Hình: Giải pháp thêm tủ 4G 2600 trong Inbuilding.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU MẠNG VÔ TUYẾN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU VÔ TUYẾN

I.     Mục đích.

-          Mô tả chi tiết cách thức sử dụng phần mềm Google Earth vào công tác thiết kế tối ưu mạng vô tuyến, mạng truyền dẫn;

-          Thống nhất cách hiểu, cách sử dụng phần mềm Google Earth đối với đội ngũ nhân viên kỹ thuật.

II.  Giới thiệu chung

-          Google Earth ver. pro là một phần mềm đưa các thông tin của trái đất như bản đồ thế giới, địa hình, dân cư, sông ngòi, biển cả…. và các thông tin địa lý- văn hóa – xã hội khác. Google Earth Pro cho phép đưa các dữ liệu người dùng lên trên nó. Google Earth Pro có thể chạy trên hệ các hệ điều hành của Windows (XP, Vista, Window7).

-          Để sử dụng phần mềm Google Earth Pro, phải cài đặt lên máy tính (chi tiết cài đặt có trong phụ lục đính kèm).

1.    Các công cụ (tools) của phần mềm

-          Màn hình giao diện của Google Earth Pro như sau:

-          Thanh Menu Bar (Thanh  trình đơn lệnh) chứa 6 nhóm lệnh: File (các lệnh về tập tin), Edit (các lệnh hiệu chỉnh chung), View (các lệnh về xác lập việc hiển thị), Tools (các lệnh về công cụ đo đếm, GPS..), Add (các lệnh thêm location, path, way, point lên Google earth), Help (các lệnh trợ giúp).

-          Thanh Tools  thanh công cụ) chứa 8 công cụ: Hide/Show SlideBar (công cụ ẩn hiện bản đồ rộng /hẹp), Add Placemark (công cụ thêm 1 vị trí  lên bản đồ), Add Polygon (công cụ thêm 1 vùng  lên bản đồ), Add Path (công cụ thêm con đường lên bản đồ), Add Image Overlay (công cụ thêm hình ảnh lên bản đồ), Show Ruler ( ông cụ đo chiều dài, diện tích … của bản đồ), Email (công cụ gửi bản đồ đang hiển thị qua mail), Print (công cụ in bản đồ đang hiển thị qua máy in)

-          Vùng search: Tìm địa danh các nơi trên toàn địa cầu (lưu ý phải viết đúng tên của địa danh muốn tìm).

-          Vùng bản đồ trái đất: Hiển thị nơi đang xem.

-          Tool Compass (la bàn): Để xác định hướng của bản đồ.

-          Vùng Layer view: Hiển thị các lớp thông tin của trái  đất.

-          Vùng Places: Hiển thị các dữ liệu đưa vào.

-          Vùng Pointer: Hiển thị kinh độ, vĩ độ.

-          Vùng Streaming: Hiển thị tình trạng download bản đồ về máy tính.

-          Vùng Eye Alt: Hiển thị độ cao đang nhìn về trái đất.

1.    Các thanh công cụ thường dùng.

-          MENU FILE: Có các lệnh về tập tin như :

o    Open: Mở một file định dạng được google hỗ trợ để đưa dữ liệu vào google, thường mở các định dạng *.kml hoặc *.kmz.

o    Save, Save as: Để lưu thông tin từ google ra các định dạng như *.kml, *.kmz hoặc định dang file ảnh.

o    Import: Nhập dữ liệu người dùng vào google, chức năng này sẽ được giải thích ở phần nhập dữ liệu.

 MENU TOOL


o    Ruler: Ẩn /hiện các tools công cụ đo của bản đồ.

o    GPS: Cho phép kết nối để import data cùa GPS lên Google earth (Garmin, Magellan)

o    Option… : Bảng chỉnh các tùy chọn chính của Google Earth (chỉnh về các đợn vị đo, hiển thị 2D, 3D, …).

§  Để chuyển đổi đơn vị đo của kinh độ/vĩ độ ta thay đổi trong phần Show lat/long. Có 2 định dạng thường sử dụng là độ thập phân (Decimal degrees) và độ phút giây (Degrees, minutes, seconds).

§  Để chuyển đổi đơn vị đo độ dài ta thay đổi trong phần Units of measurement. Chọn meters, kilometers để sử dụng đơn vị mét (m) và kilo mét (km).

Hình: Lựa chọn đơn vị hiện thị ở Google Earth.

-          Công cụ Ruler

o    Có thể hiển thị bằng 2 cách: Vào tools à Ruler hoặc click biểu tượng Show/hide ruler trên thanh tools bar.

o    Table Line: Đo chiều dài đoạn thẳng.

o    Table Path: Đo chiều dài đoạn đường.

1.    Các ứng dụng của Google Earth

1.1.  Nhập cơ sở dữ liệu

-          Nhập cơ sở dữ liệu bằng tay

Trên màn hình giao diện chính, chọn button  , sẽ hiện cửa sổ như sau

o    Trong phần Name: Nhập tên đối tượng muốn thêm vào

o    Trong phần Latitude/longitude lần lượt nhập vĩ độ và kinh độ của đối tượng cần nhập.

o    Nhấn nút Reset trong tab View để hiển thị vị trí đối tượng vừa nhập vào.

-          Nhập cơ sở dữ liệu trạm bằng công cụ “Import”

o    Bước 1: Chuẩn bị file import theo định dạng file.txt  (file text) theo form : Site, Long, Lat. File dạng như sau (có thể thêm các trường thông tin khác như: độ cao cột, loại truyền dẫn…):

o    Bước 2: Phải lưu file dạng file .txt

o    Bước 3: Từ màn hình giao diện chính vào Menu File à chọn Import .

o    Bước 4: Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .txt vừa tạo (ở bài hướng dẫn này  là file Site.txt) rồi chọn à Open.

o   
Bước 5 : à Chọn Import all à Yes à Ok à Save.

-          Sau khi chọn Save màn hình sẽ hiển thị các trạm đã nhập vào như sau:

 

o    Bước 6: Từ màn hình  vào Site.txt click phải chuột à chọn Propertiesà sẽ hiện ra cửa sổà chọn tab Style, color để thay đổi mầu chữ của tên trạm (Label color) và màu của biểu tượng trạm (Icon color).

-           Nhập cơ sở dữ liệu mức cell bằng công cụ “Import”

o    Bước 1: Chuẩn bị file import theo định dạng file.txt  (file text), có các trường thông tin chính: Cell, Long, Lat, azimuth…(có thể thêm các trường thông tin khác như Tilt, Độ cao Anten, Độ cao cột…). File dạng như sau :

o    Bước 2: Dùng Piano-MapInfo để tạo file tab có các cell.

o    Bước 3: Từ màn hình giao diện chính vào Menu File à chọn Import. Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .tab vừa tạo bằng Piano-Mapinfo (ở bài hướng dẫn này  là file Cell_2G.tab) rồi chọn à Open

o    Bước 4 : Chọn Import allàYesàOkàSave

-         Sau khi chọn Save, sẽ hiện cửa sổ như sau : 

-         Từ màn hình  vào Cell_2G.TAB click phải chuột à chọn Propertiesà sẽ hiện ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các site mà ta đã import vào, sau khi chọn các style xong à  chọn OKà Quá trình import data mức Cell đã hoàn tất

1.1.         Đo khoảng cách, chiều dài

-          Đo khoảng cách:

o   Đo khoảng cách giữa 2 trạm  bằng công cụ Ruler à Line.

Hình trên: Khoảng cách từ Trạm A035 đến B020 có chiều dài là 1,563m

o   Đo khoảng cách giữa 2 site bằng Ruler à Circle.

Hình trên : Khoảng cách từ Trạm A035 đến B047 có chiều dài là 2,186.2m

-       Đo chiều dài: bằng Ruler à Path.

Hình trên : Độ dài con đường từ Trạm BTN002 đến BTN010 có chiều dài là 15,126.57

-         Đo diện tích: bằng Ruler à Polygon

Hình trên : Đo diện tích đảo Lại Sơn tỉnh Kiên Giang

1.2    Quan sát địa hình:

Bằng cách dùng công cụ COMPASS

-          Ta có thể xoay compass 3600 tròn đều.

Hình trên: Vị trí C111 phía bắc đảo Phú Quốc được xoay ngang.

1.3.         Ứng dụng phần mềm Google Earth trong công tác khảo sát - thiết kế - tối ưu

a)          Khảo sát, thiết kế trạm BTS

-             Trước đây, công tác khảo sát thiết kế trạm BTS chủ yếu dựa trên bản đồ giấy, việc này có một số hạn chế như sau:

Hình: Địa hình khu vực phủ sóng.

o   Vị trí đặt trạm không tối ưu do không thể quan sát địa hình và phân bố dân cư trên một phạm vi rộng;

o   Tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vì phải di chuyển tới nhiều nơi mới tìm được vị trí tốt.

-             Sử dụng Google Earth trong công tác thiết kế trạm BTS sẽ khắc phục được các tồn tại ở trên:

o   Vị trí trạm tối ưu nhờ có thể quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư trong một vùng rộng lớn;

o   Tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí do việc chấm trạm danh định được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, việc khảo sát chỉ để xác định các điều kiện cho công tác vận hành khai thác (đường sá, điện,…);

Để xác định vị trí danh định chúng ta thực hiện như sau:

(1). Khoanh vùng khu vực cần đặt trạm (là các vùng lõm sóng lớn, rất lớn, đông dân cư).

(2). Quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư, từ đó tìm ra khu vực tập trung đông dân cư nhất nằm trong vùng cần đặt trạm.

(3). Chấm trạm danh định:

§   Nếu là vùng có địa hình bằng phẳng (đồng bằng): Vị trí đặt trạm nên đặt tại trung tâm khu dân cư đông nhất;

§   Nếu là vùng có địa hình lồi lõm (trung du, miền núi): Vị trí đặt trạm là điểm cao nhất ở trung tâm khu dân cư đông nhất (hoặc gần đó) để tối đa bán kính phủ sóng của cell;

§   Lưu ý: Vị trí đặt trạm danh định phải tuân thủ về khoảng cách trạm – trạm (khoảng cách từ vị trí đó tới trạm gần nhất).

Khảo sát địa hình.
Mô phỏng vùng phủ sóng bị ảnh hưởng bởi địa hình.
Hình ảnh vùng phủ sóng được đưa lên google Earth.