Hiển thị các bài đăng có nhãn thiết kế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiết kế. Hiển thị tất cả bài đăng

Các vần đề của TowerCo hạ tầng cột anten cho nhiều nhà mạng

     Trong thời đại ngày nay, công nghệ 4.0 đã trở thành xu thế chung của nhân loại, sử bùng nổ thông tin, cũng như nhu cầu truyền thông tin trong thời gian thực ngày một lớn.

    Việc bình dân khả nang tiếp cận Công nghệ, đã kéo theo một lực lượng khổng lồ người dân được tham gia xử dụng các hạ tầng viễn thông.

    Chính nhu cầu to lớn đấy, đã kéo theo các công nghệ 4G, rồi 5G. Và tài nguyên tần số vô tuyến tiếp tục được khai thác ở mức tối đa. Từ mức chỉ sử dung những tần số dải tần thấp 900Mhz, tới nay các dài tần Miniwaves đã phải mang ra xử dụng cho di động. Chính vì vậy mật độ trạm thu phát sóng được đầu tư, tăng lên nhanh chóng, hạ tầng ngoại vi để xử dụng cho bộ thu phát, Anten, phát triển nhanh chóng và thành một hạ tầng nền tảng quốc gia.

    Với nhiều quốc gia( chủ yếu là những quốc gia kém phát triển, đang phát triển) thì phân chia tần số cho nhà mạng là manh mún, băng thông hẹp. Càng đẩy nhu cầu cần phải có nhiều hạ tầng treo bộ thu phát di động và anten hơn nữa. Nếu các bạn đi Án độ, các nươc Châu phi sễ thấy, gần như mỗi nóc nhà dân đều có cột anten 3G, 4G. Mật độ rất lớn.

    Cũng vì lẽ đó, nhu cầu phải sử dụng một hạ tầng treo cột anten cho nhiều nha mạng là tất yếu, cùng với mật độ trạm tăng lên để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày một tăng thì dung lượng trạm Towerco ngày một lớn, có lẽ nó cũng thành xu thướng thiết kế hạ tầng viễn thông.

    Là người trực tiếp tối ưu chất lượng mạng vô tuyến cho những nhà mạng sử dụng chung hạ tầng viễn thông Towerco. Việc xử dụng anten, bô thu phát tại một ví trí xử dụng Towerco còn rất nhiều vấn đề cần phải xem sét và thay đổi, Chính vì vậy thiết kế một hạ tầng Towerco cần phải đặc biệt chú ý những vẫn đề sau.

    Một là: Cột anten và khung nắp anten phải được thiết kế có tính dự phòng cho sự phát triển công nghệ của nhà mạng cũng như cho sự dụng chung của nhiều nhà mạng.

    Cột treo anten gồm hai phần: là cột anten và khung treo anten. Việc thiết kế có tính toán tới sự phát triển công nghệ của nhà mạng và cho sử dụng chung nhiều nhà mạng là việc khó. Vì càng dự phòng nhiều, thì chi phí xây dựng phải tăng lên cho kết cấu chịu lực, đặc biệt sức cản gió tăng lên theo cấp số nhân khi tính toán cho sự phát triển công nghệ. Chú ý rằng sức cản gió là yếu tố lực tác động chính ảnh hưởng tới độ bền của cột antena.

Trên phải là một đặc tính chính, đặc tính quan trọng bắt buộc để gọi cột anten cho mục đích Towerco. Bởi:

- Không thể mở rộng công nghệ phủ sóng cho một nhà mạng chứ chưa nói tới cho nhiều nhà mạng.

- Không thể có được vùng phủ sóng mong muốn cho nhà mạng, vị trí treo anten quá thấp, hoặc bị che khuất bởi các anten treo cùng vị trí cột. Hãy đọc lại bài viết định nghĩa các khái nhiệm vô tuyến để hiểu hơn nội hàm này.

- Không đảm bảo độ giãn cách giữa các anten. Việc đảm bảo độ giãn cách giữa các anten treo trên một cột để hạn chế nhiễu tần số vô tuyến, khoảng cách càng xa thì nhiễu sẽ giảm xuống. Với nhiều công nghệ thì điều này là bắt buộc. Hãy đọc lại bài viết nhiễu 5G công nghệ TDD

    Hai là: Có quy hoạch rõ ràng không gian trên cột, không gian đặt phòng máy cho từng nhà mạng. 

- Quy hoạch không gian trên thân cột treo anten có thê quy hoạch độ cao treo anten theo công nghệ, hoặc đô cao theo nhà mạng sử dụng cột. Vị trí trên cùng cột anten là vị trí tốt nhất để đảm bảo phủ sóng vô tuyến. Đây là vị trí đắt địa mà các nhà mạng thuê hạ tầng Towerco luôn thèm muốn. Vì vậy thiết kế khung treo anten đảm bảo các nhà mạng đều treo được anten tại vị trí này là một bản thiết kế đáng tiền, chính là mục đích yêu cầu cho các nhà làm Towerco.

- Không gian lắp đặt Anten phát sóng trên cột cần có sự phân vùng, hay đánh nhãn thật rõ ràng trên cột. Việc thay đổi công nghệ, khai thác anten trên cột có khí là công việc hằng ngày, Nếu không có sự rõ ràng trong nhận biết vị trí, thì việc khai thác nảy rất mât thời gian, có khi gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của những nhà mạng khác.

    Ba là: Thông nhất và có thủ tục rõ ràng cho việc vào/ ra khi vận hành hạ tầng Towerco. 

-Với đặc điểm là hạ tầng sử dụng chung của nhiều nhà mạng, giá trị tài sản lớn, nghiêm ngặt về gián đoạn thông tin cho người sử dụng dịch vu. Việc có phương pháp quản lý vào/ra và vận hành thiết bị trong vị trí trạm Towerco là bắt buộc, Để đảm bảo không bị mất mát tài sản, tôn trọng, giữ nguyên hiện trạng thiết kế của các nhà mạng đối thủ. Không nhưng không được làm mất mát, hư khổng, mà còn không được phép làm bất kỳ hành động nào làm suy giảm vùng phủ, ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng của nhà mạng đối thủ.


Phần mềm thiết kế cho những trạm Towerco.


Tham khảo tài liệu Tại đây.

Mười điều bạn được biết thông qua các quy định tần số vô tuyến của ITU

    Vào đầu năm 2020, phiên bản mới nhất của Quy định cấp phát tần số vô tuyến điện ITU được phát hành. Khi nói đến phân bổ tần số vô tuyến điện, thì phải nói tới các quy định của ITU. Các quy định này nhằm đảm bảo việc sử dụng tần số vô tuyến là hợp lý, CÔNG BẰNG, hiệu quả và tiếp kiệm- Tất cả đều nhằm mục đích ngăn chặn nhiễu có hại giữa các dịch vụ vô tuyến khác nhau. 

    Nhưng bạn có biết có bao nhiêu công nghệ dựa trên tần số vô tuyến điện? và mở rộng, cải tiến trong tương lai? Những công nghệ này đều phải tuân thủ các quy định phân bổ tần số vô tuyến điện của ITU.

    Hãy đọc để biết các công cụ, các công nghệ vô tuyến phổ biến nhất tuân thủ phân bổ tần số vô tuyến của ITU.

1. Ti vi

    Truyền hình số mặt đất( truyền hình tương tự và truyền hình số) hoặc truyền hình vệ tinh càng ngày càng phổ biến, thì truyền hình quảng bá là truyền hình phổ biến và đông người xem nhất truyền tải thông tin và giải trí cho công chúng. Mặc dù TV có thể kết nối với cáp, thì các nội dung của nó cũng thông qua đường truyền vệ tinh. Cái mà đường truyền của nó sử dụng tần số vô tuyến điện, được quy định phổ tần số bởi ITU.

2. Đài phát thanh

    Mặc dù các phương pháp truyền thông số trở lên phổ biến, nhưng đài phát thanh vẫn giữa vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin và giải trí. Nó vẫn được đông đảo người dân sử dụng, đặc biệt là các nước Châu phi. Đài phát thanh chính là phương tiện truyền thông vua.

3. Truyền thông di động

    Truyền thông di động có nhiều cải tiến kể từ những năm 1980 tới nay, và tương lai truyền thông di động sẽ mở rộng ra mọi thứ, mọi dữ liệu, ứng dụng, hệ thống giao thông, thành phố thông minh.

Các tiến bộ trong công nghệ di động dữ kiến sẽ truyền tải một lượng lớn dữ liệu với tốc độ ngày một nhanh hơn. Số lượng kết nối di động nhiều hơn, độ trễ giao tiếp ngày một thấp.

4. Wifi

    Hầu hết các truy cập Internet không dây sử dụng Wifi. Ngày nay công nghệ wifi có trên hầu hết điện thoại thông minh, máy tinh. 

Mạng LAN ngày nay là RLAN, bao gồm bộ phát Wifi làm trung tâm kết nối internet. nó giúp tăng cường kết nôi, giảm giá thành sử dụng dịch vụ viễn thông và giảm tải cho mạng di động. Với những thiết bị kết nôi vệ tinh trên máy bay, tầu hỏa, khu vực không có sóng di động, thì kết nối wifi được sử dụng làm môi trường kết nối cho các thiết bị đầu cuối của khách hàng và thiết bị.

5. Thám hiểu không gian

    Không có thám hiểu không gian nếu không có thông tin liên lạc vô tuyến. Con tầu vũ trụ sẽ không thể đến mặt trăng, mặt trời, sao thổ mà không có những mệnh lệnh được điều khiển từ trái đất thông qua môi trường vô tuyến.

6. Giao tiếp và an toàn Hàng hải.

    Truyền thông vô tuyến đóng vai trò quan trọng trong sự an toàn của hàng hải toàn cầu. Hệ thống an toàn và thảm họa hàng hải(GMDSS), hệ thống này được phát triển bởi tổ chức hàng hải IMO và ITU. Nó hoạt động ở cả thông tin mặt đất và vệ tinh cho các tầu ngoài khơi và gần bờ. Hệ thống cảnh báo trên bờ và phát thanh gần bờ cung cấp các thông tin cảnh báo, và là phương tiện liên lạc cho những người còn sống sót khi có thảm họa trên biển.

7. An toàn hàng không.

    Hầu như chẳng có ai được đi du lịch bằng đường hàng không khi mà nó không đảm bảo an toàn bay. Các kênh vô tuyến được sử dụng để định vị vị trí máy bay, điều hướng và kiểm soát không lưu. Hệ thống toàn cầu an toàn và cứu nạn(GADSS) sẽ giải quyết tất cả các giai đoạn của chuyến bay, kể cả trong trường hợp không mong muốn. Hệ thống GADSS ghi lại vị trí của máy bay, duy trì sự cập nhật về vị trí của nó. Trong trường hợp thảm họa, phải hạ cánh khẩn cấp, hệ thống này có thể được phục hồi để phục vụ điều tra. Hệ thống GADSS đã giúp an toàn bay trên biển qua nhiều thập kỷ.

8. Dự báo thời tiết và quan sát Trái đất

    Hôm nay bạn có xem dự báo thời tiêt trước khi đi làm không? Những thông tin đó đến với bạn nhờ vệ tinh quan sát Trái đất. Những quan sát đó giúp cho độ chính xác của dự báo thời tiết. Quan sát trái đất cũng cần thiết trong việc đo lường tác động của biến đổi khí hậu, như mực nước biển, sự sụt nún mực nước ngầm, sự tan chẩy của băng ở vùng cực, diện tích che phủ của rừng v.v.... Sự thay đổi của khí hậu ảnh hưởng hằng ngày tới cuộc sống của chúng ta. Việc đo lường tác động của khí hậu là chìa khóa tương lai của loài người. Hệ thống này là hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất, các phép đo lường của nó sử dụng phổ tần số vô tuyến được cấp phép.

9. Dịch vụ định vị toàn cầu.

    Đây là dịch vụ có mặt trên hầu hết các ứng dụng, nó cho phép xác định vị trí của bạn trên trái đất, theo dõi vị trí, đo lường, sử dụng vẽ bản đồ.

10. Dịch vụ giao tiếp và trả lời khẩn cấp.

    Các công nghệ mới thường không thể so với các đài vô tuyến trong các trường hợp khẩn cấp. Các đài vô tuyến cũng trở lên cực kỳ hữu ích trong khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, thậm chí nó có thể cứu người trong các tình huống động đất, cháy rừng. Thông kế dân số cho khu vực vùng sâu, xa. Cập nhật thông tin ở những nơi hẻo lãnh.

Truyền thông vô tuyến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.


Thay đổi thông tin liên lạc trong ngành đương sắt

    Việc càng ngày càng nhiều phương tiện giao thông cá nhân, đã làm đe dọa và làm biến đổi khí hậu. Buộc các chính phủ phải tìm kiếm các phương án vận chuyển thay thế. Sự dịch chuyển từ giao thông đường bộ sang đường sắt là một trong giải pháp đó. Cho tới ngày nay thì giao thông đường sắt vẫn là một phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. 


    Có 4 loại ứng dụng trong viễn thông của đường sắt. Bắt đầu với những động cơ hơi nước thì cho đến ngày nay đường sắt đã được điện khí hóa. Nhu cầu về giao tiếp và báo hiệu giữa những người điều phối và đoàn tàu đang chậy, cũng như nhu cầu giao tiếp giữa các người điều phối viễn đã tăng lên theo cấp số nhân. Bộ phận thông tin vô tuyến của ITU(ITU-R) đang hoạt động bên 5G(WP 5G) đã xác định 4 loại ứng dụng trong thông tin liên lạc của đường sắt( Xem chi tiết báo cáo ITU -RM. 2418-0)
1. Tín hiệu vô tuyến để sử dụng cho thoại và dữ liệu trong việc điều hành tầu và nhà điều hành.
2. Điều khiển tầu từ xa, như là một ứng dụng của phòng của dự phòng.
3. Giám sát tầu, và nhà ga, đường sắt và khách đi tầu.
4. Định vị vị trí của tầu theo vị trí thực tế của nó.
Đặc biệt cái cuối cùng là yếu tố quan trọng để vận hành tầu một cách an toàn.
Thông tin liên lạc không an toàn: 
    Thông tin liên lạc trở thành một yêu cầu không-thể-thiếu của hệ thống đường sắt để đảm bảo an toàn
hành khách và hàng hóa. Báo hiệu và giao tiếp giữa các bên liên quan bắt đầu với các cờ đơn giản, chuyển sang các tín hiệu bên đường ray xe lửa, bằng cách sử dụng tín hiệu semaphore hoặc tín hiệu đèn để mang thông tin. Kết hợp với tàu hỏa, hệ thống bảo vệ hoạt động như một hệ thống hoặc hệ thống vòng lặp quy nạp, tất cả các loại hệ thống liên lạc phải chứng minh độ tin cậy và hoạt động an toàn. Một trong sô đo hệ thống bảo vệ xe lửa, có từ những năm 1920,và vẫn đang được sử dụng. Tuy nhiên, xu hướng là cần một cấp bảo vệ, an toàn cao hơn của sự tự động hóa.
    Ở Châu Âu, hệ thống quản lý tàu được sử dụng ngày nay là ERTMS (Hệ thống Quản lý tàu Châu Âu). ERTMS là sự kết hợp của hai yếu tố; Dịch vụ mang sóng vô tuyến + ETCS (Hệ thống điều khiển tàu Châu Âu), hỗ trợ các cấp độ khác nhau(1-3) của tự động hóa. Dịch vụ mang radio được sử dụng cho ERTMS ngày nay là Hệ thống toàn cầu cho Truyền thông di động - Đường sắt (GSM-R).
Công nghệ cũ vẫn được sử dụng rộng rãi
    GSM-R là phiên bản dành riêng cho đường sắt của công nghệ 2G GSM được giới thiệu vào cuối những năm 1990.Trong khi thời gian kết thúc của GSM-R dự kiến ​​sẽ là khoảng năm 2030, GSM-R vẫn đang được triển khai ở Châu Âu. Ngay cả những hệ thống vô tuyến tương tự kiểu cũ cũng vẫn được sử dụng rộng rãi, trong khi ở một số khu vực khác, xu hướng đang chuyển sang hệ thống mmWave để cung cấp tốc độ dữ liệu cao từ hoặc hướng tới các chuyến tàu đang chạy.
    Công nghệ thông tin liên lạc- thách thức lớn nhất của ngành đường sắt. Với sự lỗi thời của GSM-R như một công nghệ dùng cho đài phát thanh tàu hỏa, ngành đường sắt đang gặp phải một trong những thách thức lớn nhất từ ​​trước đến nay của nó - cuộc cách mạng về viễn thông trong ngành đường sắt. Một yếu tố chính là số hóa ngành đường sắt, với một động thái từ giao tiếp dựa trên hệ thống chuyển mạch kênh hướng tới các hệ thống dựa trên IP, cho phép tách lớp vận chuyển và lớp ứng dụng.
    Các công nghệ vô tuyến mới như 4G hoặc 5G, với giao tiếp dựa trên IP của nó, sẽ mở ra hướng tới các hệ thống cho phép độ tin cậy cao,tính khả dụng cao và kết nối vô tuyến với độ trễ thấp. Tận dụng các khả năng mới do công nghệ này cùng với sự gia tăng độ chính xác của định vị tàu, tàu tự động vận hành (ATO) và lái xe từ xa, dường như trong tầm tay trong tương lai gần.Tương lai với vận hành tàu tự động
    ATO sẽ hỗ trợ các cấp độ tự động hóa khác nhau (GoA 1-4) trong đó GoA 0 đại diện cho môi trường do trình điều khiển kiểm soát, trong khi GoA 4 sẽ trở thành một chuyến tàu tự động hoàn toàn không có lái tầu. Các hệ thống liên lạc phát triển cũng sẽ hỗ trợ việc ghép nối ảo của các đoàn tàu, tự động huấn luyện lắp ráp các đoàn tàu chở hàng, thúc đẩy giám sát trong trung tâm theo thời gian thực và định vị đoàn tàu. Sự thay đổi cũng sẽ cho phép một hệ thống vận hành tàu linh hoạt hơn bằng cách di chuyển khỏi các toa cố định, nơi chỉ cho phép một chuyến tàu tại một thời điểm, đến tạo vùng an toàn xung quanh đoàn tàu đang chuyển động. Với một hệ thống mới như vậy, hiệu quả của đường sắt theo dõi có thể được tăng lên. Triển khai Internet vạn vật (IoT) với một số lượng lớn các cảm biến dọc theo đường ray và trên tàu sẽ giám sát chặt và đưa ra quyết định bảo trì. Nhưng thanh công nghệ dựa trên IP cũng là một rủi ro - một vấn đề đáng quan tâm là an ninh mạng - sẽ là một trong những thách thức lớn cho tương lai.
    Nhu cầu dịch vụ viễn thông ngày càng tăng đối với hành khách đi tầu.
Bên cạnh tất cả các giao tiếp hoạt động thông thường, cũng có nhu cầu ngày càng tăng về duyệt web, dịch vụ phát trực tuyến, văn phòng di động hoặc video hội nghị trong chuyến du lịch của họ. Hành khách mong đợi một trải nghiệm như ở nhà khi đi du lịch. Đoàn tầu, bắt đầu với băng thông vài trăm
Mbit hôm nay kết thúc trong phạm vi Gbit trong thời gian tới. Đảm bảo một môi trường không bị nhiễu vô tuyến có hại bên trong và bên ngoài tàu sẽ là một thách thức bổ sung, đặc biệt khi các công nghệ tương tự được sử dụng ở các tần số liền kề.
    Cuối cùng, Phổ tần số cần cho thông tin đường sắt là bao nhiều?, hệ thống đường sắt (thông tin liên lạc) trong tương lai không chỉ giới hạn để đáp ứng nhu cầu của hiệu quả cao hơn và tính di động trong xã hội Gigabit, nhưng cũng sẽ tạo điều kiện cho các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng. Một yếu tố cần thiết để kích hoạt những mục tiêu cần đạt được là quang phổ. Các tiêu chí như xã hội, kinh tế xã hội và thân thiện với khí hậu cần được lấy làm cơ sở để xác định phổ đủ như vậy.

Trạm phát sóng từ tầng bình lưu

 Zephyr đã thực hiện chuyến bay trên tầng bình lưu, đưa công nghệ phủ sóng trên tầng bình lưu thành hiện thực.

    Vào ngày 11 tháng 7 năm 2018, một máy bay Zephyr S đã cất cánh. Chuyến bay đầu tiên của nó ở Arizona. Nó đã bay trong 25 ngày, 23 giờ 57 phút, đánh dấu thời gian dài nhất thời lượng bay đã từng đạt được mà không cần tiếp nhiên liệu.

    Máy bay Zephyr cũng đã bay vượt quá độ cao 22.5Km và đã chứng minh một khả năng ở lại tầng bình lưu qua đêm.

    Những thành tựu của chuyến bay liên tục và bền bỉ này đã chứng minh sự sẵn sàng của Zephyr như một nền tảng có khả năng cung cấp kết nối các dịch vụ từ tầng bình lưu, và là kết quả của một chặng đường 15 năm nghiên cứu và triển khai.

Bay trên tầng bình lưu giúp Zephyr tránh mọi điều kiện thời tiết, khí hậu, duy trì hoạt động liên tục và tin cậy.

Zephyr là một trạm trên cao siêu nhẹ chạy bằng năng lượng mặt trời (HAPS). Năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho chuyến bay ban ngày cũng như sạc lại pin cho các hoạt động ban đêm. Nó có sải cánh dài 25 mét (chiều rộng bằng một phần ba chiều rộng của một chiếc Airbus A380) và trạm phủ sóng này có thể được lựa chọn tại những vị trí xác định theo mục tiêu cần cung cấp dịch vụ.

Zephyr bay trên độ cao không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nó bao phủ một vùng rộng lớn tới 1852 Km. Đặc biệt là sự quan tâm nhà khai thác viễn thông là khả năng của Zephyr duy trì liên tục trên một địa điểm được chỉ định trong thời gian dài, cung cấp kết nối dịch vụ trên một khu vực rộng lớn.

Tỉ lệ công suất trên trọng lượng là tối ưu

    Zephyr nặng dưới 75 kg, bằng khối lượng của hai ghế máy bay thương mại. Đây là khối lượng tối ưu của một máy bay, cùng với hệ thống đẩy năng lượng sẵn có của hệ thống đẩy Zephyr và hiệu quả của công nghệ pin mặt trời, cho phép Zephyr duy trì liên tục trong tầng bình lưu sau khi phóng, ngày này qua ngày khác, thực hiện duy trì độ cao và quỹ đạo bay, diễn tập nhiệm vụ cụ thể và cung cấp đủ năng lượng để kết nối trong quá trình cung cấp dịch vụ. Tỷ lệ công suất trên trọng lượng được tối ưu hóa đảm bảo rằng Zephyr có thể duy trì ở độ cao thấp nhất của tầng bình lưu. Đây là điểm tối ưu để cung cấp dịch vụ với công suất của máy phát là thấp nhất.

Quá trình sản suất đang được tiến hành

    Máy bay Zephyr-S thiết lập độ bền chuẩn ở Arizona là chiếc máy bay Zephyr sản suất theo dây chuyền đầu tiên. Vào tháng 7 năm 2018, Airbus mở một cơ sở sản xuất Zephyr chuyên dụng ở Farnborough (Vương quốc Anh), Đây là cơ sở chuyền lắp ráp HAPS đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra, Airbus có thành lập một cơ sở đánh giá và điều hành bay tại Wyndham, Tây Úc. Với những trạm phát sóng trên tầng bình lưu đã hoạt động từ tháng 9 2018 , chúng đã được đánh giá về khả năng phủ sóng cho khu vực rộng lớn và khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Các ưu điểm của trạm phát sóng ở tầng bình lưu

    Tính bền bỉ: Cung cấp vùng phủ sóng có kiểm soát trên một khu vực được chỉ định. Khả năng bảo trì trạm chặt chẽ của Zephyr đã được tốt đã được chứng minh trong các chuyến bay thử nghiệm.

  Độ trễ thấp: Zephyr đủ gần để trạm mặt đất để có độ trễ nhỏ và cung cấp dịch vụ thời gian thực.

  Tính linh hoạt: Khả năng định vị lại / tái nhiệm vụ nền tảng sau khi khởi chạy. Cung cấp khả năng triển khai thêm kết nối tới các khu vực nơi nhu cầu đang đạt đỉnh.

  Khả năng mở rộng: Khả năng thêm / bớt máy bay để điều chỉnh, kết hợp của Zephyr chòm sao.

  Nâng cấp nhanh chóng: Máy bay có thể được trang bị với khả năng tải trọng nâng cao và trở lại dịch vụ nhanh chóng với khả năng hiệu suất / phủ sóng như tiến bộ công nghệ trở nên có sẵn. Điều này cũng đúng với các công nghệ nền tảng có thể kéo dài tuổi thọ và khoảng thời gian phục vụ cho máy bay.

   Đáp ứng đa dạng nhu cầu:  Được định cấu hình với Pod trọng tải tương ứng, nền tảng Zephyr có thể cung cấp một loạt các ứng dụng kết nối: cứu trợ thiên tai bảo vệ công cộng (PPDR), thông tin liên lạc khẩn cấp, hỗ trợ tầu thuyền, hỗ trợ di động máy bay, cung cấp dịch vụ 5G, IoT và trực tiếp đến các dịch vụ tại nhà. Trước mắt, Zephyr sẽ cung cấp các dịch vụ backhaul di động cho vùng nông thôn và các vùng bán đô thị có vùng phủ kém. Đây là những khu vực có nhu cầu về dung lượng không cao.

Thiết kế mạng wifi chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

     Mạng WIFI hiện được doanh nghiệp sử dụng làm Phương tiện quản lý và là Phương tiện sản xuất của doanh nghiệp thông minh. Môi trường kết nối là phần không thể thiếu của quá trình sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Quy trình thiết kế mạng wifi chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

Các Ưu điểm vượt trội của mạng WIFI

-        Tốc độ cao, ổn định: Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động thiết kế, tối ưu để tự kiểm soát được tốc độ và độ ổn định của kết nối.

-        Chi phí thấp, kết nối dễ dàng: Không cần đăng ký thuê bao, chi phí mua Data hằng tháng. Chỉ cần 1 đường GPON cố định.

-        Số lượng thiết bị cần kết nối không bị giới hạn, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động quản lý.

Sử dụng wifi trong việc kinh doanh

Các bước triển khai mạng Wifi cho doanh nghiệp:

1. Thiết kế.

-        Sử dụng phần mềm thiết kế wifi chuyên nghiệp Ekahau Pro. Ước lượng số lượng AP, ước lượng tốc độ và tín hiệu thu của wifi. Xác định ví trí đặt AP tối ưu nhất cho khu vực cần thiết kế.

-        Kết quả đầu ra là bản thiêt kế chi tiết, cũng như các kết quả đạt được theo yêu cầu.

Khái niệm vùng phủ sóng

Note: - Để có được bản thiết kế tốt thì trước khi thiết kế cần phải biết được môi trường wifi hiện tại. wifi sử dụng tấn số công cộng, mức độ nhiễu là vấn đề chính. Tại khu vực thiết kế ta cần xác định rõ các nguồn tín hiệu wifi bên ngoài đang hiện diện tại đó, tần số sử dụng. Căn cứ theo hiện trạng đó ta sẽ có được sự lựa chọn tần số tốt nhất, cường độ tín hiệu tối thiểu cần đạt được để đảm bảo SINR cho chất lượng dịch vụ theo mong đợi.

Phần mềm thiết kế wifi chuyên nghiệp.
2. Khải sát lắp đặt.

-        Theo bản thiết kế trên, tiến hành khảo sát cụ thể các vị trí AP, hướng anten, loại anten. Tính khả thi của triển khai thi công các phần tử AP theo bản thiêt kế.

-        Trong môi trường thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hướng tới việc thực hiện lắp đặt. Như các vật chắn, cấu trúc tòa nhà ảnh hưởng tới vùng phủ sóng, vị trí quan trọng cần đòi hỏi mức độ chất lượng dịch vụ cao hơn. Tất cả những yếu tố này cần phải hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế. 

Khảo sát lắp đặt wifi trong cho văn phòng.
Khảo sát điểm lắp đặt AP wifi khu vực bên ngoài.
3. Triển khai lắp đặt

-        Tiến hành lắp đặt AP, dây kết nối theo như bản thiết kế.

4. Đo kiểm và tối ưu.

-        Tiến hành đo kiểm tín hiệu và tốc độ wifi. So sánh kết quả thực tế với thiết kế, và so sánh kết quả thực tế vơi cam kết của đối tác với khách hàng.

-        Thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết nếu chất lượng chưa đạt theo yêu cầu.

-        Thực hiện thay đổi và nâng cấp mạng theo nhu cầu tăng thêm.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU MẠNG VÔ TUYẾN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU VÔ TUYẾN

I.     Mục đích.

-          Mô tả chi tiết cách thức sử dụng phần mềm Google Earth vào công tác thiết kế tối ưu mạng vô tuyến, mạng truyền dẫn;

-          Thống nhất cách hiểu, cách sử dụng phần mềm Google Earth đối với đội ngũ nhân viên kỹ thuật.

II.  Giới thiệu chung

-          Google Earth ver. pro là một phần mềm đưa các thông tin của trái đất như bản đồ thế giới, địa hình, dân cư, sông ngòi, biển cả…. và các thông tin địa lý- văn hóa – xã hội khác. Google Earth Pro cho phép đưa các dữ liệu người dùng lên trên nó. Google Earth Pro có thể chạy trên hệ các hệ điều hành của Windows (XP, Vista, Window7).

-          Để sử dụng phần mềm Google Earth Pro, phải cài đặt lên máy tính (chi tiết cài đặt có trong phụ lục đính kèm).

1.    Các công cụ (tools) của phần mềm

-          Màn hình giao diện của Google Earth Pro như sau:

-          Thanh Menu Bar (Thanh  trình đơn lệnh) chứa 6 nhóm lệnh: File (các lệnh về tập tin), Edit (các lệnh hiệu chỉnh chung), View (các lệnh về xác lập việc hiển thị), Tools (các lệnh về công cụ đo đếm, GPS..), Add (các lệnh thêm location, path, way, point lên Google earth), Help (các lệnh trợ giúp).

-          Thanh Tools  thanh công cụ) chứa 8 công cụ: Hide/Show SlideBar (công cụ ẩn hiện bản đồ rộng /hẹp), Add Placemark (công cụ thêm 1 vị trí  lên bản đồ), Add Polygon (công cụ thêm 1 vùng  lên bản đồ), Add Path (công cụ thêm con đường lên bản đồ), Add Image Overlay (công cụ thêm hình ảnh lên bản đồ), Show Ruler ( ông cụ đo chiều dài, diện tích … của bản đồ), Email (công cụ gửi bản đồ đang hiển thị qua mail), Print (công cụ in bản đồ đang hiển thị qua máy in)

-          Vùng search: Tìm địa danh các nơi trên toàn địa cầu (lưu ý phải viết đúng tên của địa danh muốn tìm).

-          Vùng bản đồ trái đất: Hiển thị nơi đang xem.

-          Tool Compass (la bàn): Để xác định hướng của bản đồ.

-          Vùng Layer view: Hiển thị các lớp thông tin của trái  đất.

-          Vùng Places: Hiển thị các dữ liệu đưa vào.

-          Vùng Pointer: Hiển thị kinh độ, vĩ độ.

-          Vùng Streaming: Hiển thị tình trạng download bản đồ về máy tính.

-          Vùng Eye Alt: Hiển thị độ cao đang nhìn về trái đất.

1.    Các thanh công cụ thường dùng.

-          MENU FILE: Có các lệnh về tập tin như :

o    Open: Mở một file định dạng được google hỗ trợ để đưa dữ liệu vào google, thường mở các định dạng *.kml hoặc *.kmz.

o    Save, Save as: Để lưu thông tin từ google ra các định dạng như *.kml, *.kmz hoặc định dang file ảnh.

o    Import: Nhập dữ liệu người dùng vào google, chức năng này sẽ được giải thích ở phần nhập dữ liệu.

 MENU TOOL


o    Ruler: Ẩn /hiện các tools công cụ đo của bản đồ.

o    GPS: Cho phép kết nối để import data cùa GPS lên Google earth (Garmin, Magellan)

o    Option… : Bảng chỉnh các tùy chọn chính của Google Earth (chỉnh về các đợn vị đo, hiển thị 2D, 3D, …).

§  Để chuyển đổi đơn vị đo của kinh độ/vĩ độ ta thay đổi trong phần Show lat/long. Có 2 định dạng thường sử dụng là độ thập phân (Decimal degrees) và độ phút giây (Degrees, minutes, seconds).

§  Để chuyển đổi đơn vị đo độ dài ta thay đổi trong phần Units of measurement. Chọn meters, kilometers để sử dụng đơn vị mét (m) và kilo mét (km).

Hình: Lựa chọn đơn vị hiện thị ở Google Earth.

-          Công cụ Ruler

o    Có thể hiển thị bằng 2 cách: Vào tools à Ruler hoặc click biểu tượng Show/hide ruler trên thanh tools bar.

o    Table Line: Đo chiều dài đoạn thẳng.

o    Table Path: Đo chiều dài đoạn đường.

1.    Các ứng dụng của Google Earth

1.1.  Nhập cơ sở dữ liệu

-          Nhập cơ sở dữ liệu bằng tay

Trên màn hình giao diện chính, chọn button  , sẽ hiện cửa sổ như sau

o    Trong phần Name: Nhập tên đối tượng muốn thêm vào

o    Trong phần Latitude/longitude lần lượt nhập vĩ độ và kinh độ của đối tượng cần nhập.

o    Nhấn nút Reset trong tab View để hiển thị vị trí đối tượng vừa nhập vào.

-          Nhập cơ sở dữ liệu trạm bằng công cụ “Import”

o    Bước 1: Chuẩn bị file import theo định dạng file.txt  (file text) theo form : Site, Long, Lat. File dạng như sau (có thể thêm các trường thông tin khác như: độ cao cột, loại truyền dẫn…):

o    Bước 2: Phải lưu file dạng file .txt

o    Bước 3: Từ màn hình giao diện chính vào Menu File à chọn Import .

o    Bước 4: Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .txt vừa tạo (ở bài hướng dẫn này  là file Site.txt) rồi chọn à Open.

o   
Bước 5 : à Chọn Import all à Yes à Ok à Save.

-          Sau khi chọn Save màn hình sẽ hiển thị các trạm đã nhập vào như sau:

 

o    Bước 6: Từ màn hình  vào Site.txt click phải chuột à chọn Propertiesà sẽ hiện ra cửa sổà chọn tab Style, color để thay đổi mầu chữ của tên trạm (Label color) và màu của biểu tượng trạm (Icon color).

-           Nhập cơ sở dữ liệu mức cell bằng công cụ “Import”

o    Bước 1: Chuẩn bị file import theo định dạng file.txt  (file text), có các trường thông tin chính: Cell, Long, Lat, azimuth…(có thể thêm các trường thông tin khác như Tilt, Độ cao Anten, Độ cao cột…). File dạng như sau :

o    Bước 2: Dùng Piano-MapInfo để tạo file tab có các cell.

o    Bước 3: Từ màn hình giao diện chính vào Menu File à chọn Import. Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .tab vừa tạo bằng Piano-Mapinfo (ở bài hướng dẫn này  là file Cell_2G.tab) rồi chọn à Open

o    Bước 4 : Chọn Import allàYesàOkàSave

-         Sau khi chọn Save, sẽ hiện cửa sổ như sau : 

-         Từ màn hình  vào Cell_2G.TAB click phải chuột à chọn Propertiesà sẽ hiện ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các site mà ta đã import vào, sau khi chọn các style xong à  chọn OKà Quá trình import data mức Cell đã hoàn tất

1.1.         Đo khoảng cách, chiều dài

-          Đo khoảng cách:

o   Đo khoảng cách giữa 2 trạm  bằng công cụ Ruler à Line.

Hình trên: Khoảng cách từ Trạm A035 đến B020 có chiều dài là 1,563m

o   Đo khoảng cách giữa 2 site bằng Ruler à Circle.

Hình trên : Khoảng cách từ Trạm A035 đến B047 có chiều dài là 2,186.2m

-       Đo chiều dài: bằng Ruler à Path.

Hình trên : Độ dài con đường từ Trạm BTN002 đến BTN010 có chiều dài là 15,126.57

-         Đo diện tích: bằng Ruler à Polygon

Hình trên : Đo diện tích đảo Lại Sơn tỉnh Kiên Giang

1.2    Quan sát địa hình:

Bằng cách dùng công cụ COMPASS

-          Ta có thể xoay compass 3600 tròn đều.

Hình trên: Vị trí C111 phía bắc đảo Phú Quốc được xoay ngang.

1.3.         Ứng dụng phần mềm Google Earth trong công tác khảo sát - thiết kế - tối ưu

a)          Khảo sát, thiết kế trạm BTS

-             Trước đây, công tác khảo sát thiết kế trạm BTS chủ yếu dựa trên bản đồ giấy, việc này có một số hạn chế như sau:

Hình: Địa hình khu vực phủ sóng.

o   Vị trí đặt trạm không tối ưu do không thể quan sát địa hình và phân bố dân cư trên một phạm vi rộng;

o   Tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vì phải di chuyển tới nhiều nơi mới tìm được vị trí tốt.

-             Sử dụng Google Earth trong công tác thiết kế trạm BTS sẽ khắc phục được các tồn tại ở trên:

o   Vị trí trạm tối ưu nhờ có thể quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư trong một vùng rộng lớn;

o   Tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí do việc chấm trạm danh định được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, việc khảo sát chỉ để xác định các điều kiện cho công tác vận hành khai thác (đường sá, điện,…);

Để xác định vị trí danh định chúng ta thực hiện như sau:

(1). Khoanh vùng khu vực cần đặt trạm (là các vùng lõm sóng lớn, rất lớn, đông dân cư).

(2). Quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư, từ đó tìm ra khu vực tập trung đông dân cư nhất nằm trong vùng cần đặt trạm.

(3). Chấm trạm danh định:

§   Nếu là vùng có địa hình bằng phẳng (đồng bằng): Vị trí đặt trạm nên đặt tại trung tâm khu dân cư đông nhất;

§   Nếu là vùng có địa hình lồi lõm (trung du, miền núi): Vị trí đặt trạm là điểm cao nhất ở trung tâm khu dân cư đông nhất (hoặc gần đó) để tối đa bán kính phủ sóng của cell;

§   Lưu ý: Vị trí đặt trạm danh định phải tuân thủ về khoảng cách trạm – trạm (khoảng cách từ vị trí đó tới trạm gần nhất).

Khảo sát địa hình.
Mô phỏng vùng phủ sóng bị ảnh hưởng bởi địa hình.
Hình ảnh vùng phủ sóng được đưa lên google Earth.