Hiển thị các bài đăng có nhãn MẠNG 5G. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MẠNG 5G. Hiển thị tất cả bài đăng

Giải pháp khắc phục nhiễu tương quan đường Uplink và Downlink trong mạng di động 5G

 Giải pháp khắc phục nhiễu tương quan đường Uplink và Downlink trong mạng di động 5G

Không giống như công nghệ 4G trước đây, công nghệ 5G sử dụng phương pháp truy nhập TDD, đường UL và DL sử dụng chung một giải tần số làm phương tiện truyền dữ liệu. Tần số này là tái sử dụng 1:1, toàn bộ mạng lưới có 1 tần số duy nhất, giống nhau ở mọi Sector, ở mọi vị trí trạm 5G-gNodeB.

Chính việc sử dụng kiểu truy cập TDD làm nẩy sinh vấn đề về nhiễu giữa đường UL- DL, và ngượi lại. Nguyên nhân đến từ mất đồng bộ về mặt thời gian, bản chất hài vô tuyến và sự chênh lệch của suy hao đường truyền. Tại sao truy cập FDD người ta ít quan tâm đến vấn đề này, bởi FDD dùng 1 cặp tần số cho DL và UL, và giữa DL và UL luôn là giải tần số dự phòng rộng lớn, vì thế đường UL-DL không ảnh hưởng tới nhau, thứ nữa nếu sét thêm về nhiễu giữa DL –DL, hoặc UL –UL là ít và có thể kiểm soát được bằng tối ưu vùng phủ.

Hãy xem xét phương trình sau, để thấy nếu có sự ảnh hưởng bởi nhiễu thì vùng phủ sóng, hay tốc độ 5G bị thay đổi như thế nào?

Trên là phương trình cho thiết kế mạng vô tuyến. Bằng việc đưa ra mong muốn về dịch vụ tại biên cell- vị trí xa nhất có thể từ thuê bao khách hàng tới trạm gốc. Từ đây ta sẽ tính toán được vùng phục vụ của trạm gốc.  Ví dụ như 5G, dịch vụ tại biên cell cho đường UL là 0.1Mbps, ứng với SINR > -9.68dB.

Hay SINR = Tín hiệu(dBm) – Nhiễu(dBm) > -9.68dB cho UL. Để cân bằng vùng phủ UL và DL, ta suy ngược ra SINR DL = Tín hiệu(dBm) – Nhiễu(dBm) >1dB.

    Nếu thuê bao ở khu vực có SINR < -9.68dB, thì ta gọi là khu vực mất sóng. Dựa vào công thức này, ta cũng thấy, nêu tín hiệu giữ nguyên không đổi mà nhiễu tăng lên thì thuê bao 5G cũng bị mất sóng, thậm chí nếu nhiễu tăng mạnh thì ngay cả với tín hiệu tốt, thuê bao vẫn bị mất sóng, hoặc bị suy giảm chất lượng.

1. Nhiễu gây ra giữa các thuê bao 5G.

Hãy xem tình huống trên :

1. 2 thuê bao 5G gần nhau, 1 đang phát UL, cái còn lại thì đang sử dụng DL.

2. Trong tình huống trên, 2 thuê bao được phục vụ bởi 2 trạm 5G khác nhau.

Anten của thuê bao UL là vô hướng, nó sẽ ảnh hưởng tới thuê bao đang nhận dữ liệu đường DL. Vậy ảnh hưởng như thế nào?

Trong tình huống trên, 2 thêu bao truyền/nhận tín hiệu cùng một thời điểm. tín hiệu đường DL tới thuê bao 5G chịu rất nhiều suy hao, khi tới được thuê bao thì yếu đi rất nhiều như là minh họa còn 1 vạch sóng. Trong khi tín hiệu đường UL gần thuê bao hơn, ít vật cản hơn, suy hao ít hơn, vì vậy nó tới được thuê bao đang DL với cường độ tín hiệu còn rất mạnh, được minh họa còn full vạch sóng như hình trên. Khi này nhiễu mạnh hơn tín hiêu có ích -> SINR < 0, nếu so với yêu cầu SINR DL < 1 tại biên cell thì thuê bao đang DL này sẽ bị MẤT SÓNG.

2. Nhiễu gây ra giữa các trạm 5G.

Tình huống:

1. Tại trạm gNodeB 2, tín hiệu có ích là đường Uplink của thuê bao. Song song đó, nó nhận luôn nguồn nhiễu là tín hiệu Downlink(nguồn nhiễu) của trạm gNodeB1.

2. Nguồn tín hiệu có ích Uplink, có cường độ tín hiệu thấp hơn nhiều so với nguồn nhiễu. lý do là nó xuất phát từ máy di động, có cường độ phát thấp, thứ nữa là phải chịu vô số suy hao do nhà cửa, vật chắn, khi tín hiệu tới được trạm gốc thì đã rất yếu. Được minh họa 1 vạch sóng trên hình. Còn nguồn nhiễu truyền trong không gian tự do, không có bất cứ sự che chắn nào. Do vậy cường độ tín hiệu nhiễu là vô cùng lớn. Được minh họa với Full vạch sóng. Theo như SINR yêu cầu là > -9.68dB, thì chỉ cần nguồn nhiễu lớn hơn tín hiệu 9.68dB thì máy 5G đang Upload sẽ trong trạng thái mất sóng, điều này thì dễ dàng đạt được khi mà chỉ 1 lớp nhà cửa đã lấy đi 30dB >> 9.68dB của tín hiệu hữu ích đường UL.

3. Nhiễu gây ra bởi đối thủ.


Đặc tính tấn số được minh họa như hình trên, ngoài việc tập trung công suất trong vùng băng thông sử dụng, vẫn còn một lượng công suất phát xạ ra vùng ngoài băng thông được cấp. Công suất này là phát xạ không mong muốn, là nguồn nhiễu cho các kênh tần số khác hoặc cho nhà mạng khác, nếu giữa chúng không có giải phòng vệ. Khi đặt trong bối cảnh của tình huống 1 và 2, thì công suất phát xạ ngoài Band này cũng là lớn so với tín hiệu hữu ích, nó sẽ làm suy giảm chất lượng mạng, hoặc mât sóng.

4. Giải pháp khắc phục nhiễu UL- DL trong 5G.

a) Cho các nhà mạng triển khai mạng di động 5G.

    Các nhà mạng phải đồng bộ về mặt thời gian phát/ thu. Sử dụng giống nhau về cấu hình TDD như 8: 2, 80% thời gian cho DL, 20% còn lại cho UL.

    Vơi các nhà mạng không đồng bộ về thời gian, hoặc sử dụng cấu hình TDD khác thì cần ít nhất giải phòng vệ tần số giữa các nhà mạng là 10Mhz.

Giải pháp này thuộc về Bộ chủ quản đưa ra quy định cho các nhà mạng áp dụng.

b) Với các trạm 5G trong 1 nhà mạng.

- Các trạm phải đồng bộ về mặt thời gian phát/ thu một cách chính xác.

- Cấu hình TDD phải cố định cho toàn bộ các trạm.

Bài viết này nêu ra một vấn đề mới trong mạng di động 5G TDD. Đây là vấn đề chưa từng gặp trước đây khi khác thác hệ thống mạng di động 2G, 3G, 4G sử dụng công nghệ FDD. Bằng việc phân tích trên cho chúng ta hiểu thấu đáo vấn đề sẽ gặp phải, để có giải pháp ngay từ khi cấp phép tần số cho mạng di động 5G cho các nhà mạng, mua sắm thiết bị và xây dựng các quy trình khác thác. 

Tilt cơ và tilt điện, Cell trong viễn thông là gì, vùng phủ sóng là gì? Video hướng dẫn và công cụ dùng mô phỏng vùng phủ sóng.

    Trong viễn thông các khái niệm sau thường xuyên được sử dụng, việc hiểu chính xác nội hàm của nó giúp người đọc hiểu đúng về ý nghĩa và nhanh của các vấn đề cần nghiên cứu.

1. Cell trong viễn thông là gì?
    Cell là đơn vị vùng phủ nhỏ nhất, và duy nhất trong các công nghệ mạng vô tuyến. Cell có chức năng tạo giao tiếp vô tuyến giữa thuê bao và mạng. Với mỗi Cell đều có các đặc trưng sau:
- Cell là duy nhất, nó phải có tên Cell, có tần số cho làm môi trường truyền giữa thuê bao và mạng, nó có nhận dạng CI duy nhất để phân biệt giữa các Cell khác.
- Cell là đại điện cho 1 công nghệ, tức là nếu cần 3 công nghệ 2G, 3G, 4G phục vụ nhu cầu của 1 thuê bao nào đó, ta cần phải có 3 Cell.
- Cell được giới hạn bởi vùng phủ sóng. Cell tạo môi trường giao tiếp giữa mạng và thuê bao vì thế nó được quy phạm bởi tính chất môi trường mà nó sử dụng làm phương tiện giao tiếp này, đó chính là đăc tính tần số, Tùy theo đặc tính tần số, kích thươc của cell to hay nhỏ. Để từ đó nó quy định vùng phủ sóng to hay nhỏ.
- Cell được quy phạm bởi dung lượng. Mỗi cell được quy phạm bởi băng thông mà nó được cấp. việc quy phạm này có thể do cấp phép của nhà nước đối với băng thông từng công nghệ được phép sử dụng. Được quy phạm bởi khả năng đáp ứng của thiết bị.
    Cell thì phải cần Anten truyền sóng ra bên ngoài, vì thế ta hay nhầm giữa 1 Cell là 1 Anten, nhưng chúng không có mối quan hệ ràng buộc nào. Một anten có thể sử dụng để phát nhiều cell, hay 1 Cell có thể phát trên nhiều anten khác nhau. Cell cũng khác nhau với khai niệm Sector, Sector dùng để định hướng sóng, theo hướng mong muốn. Hay nó mang thông tin của Cell phục vụ một hướng nào đó. Đật trong mối quan hệ với anten, sector thì khái niệm Cell trở lên sảng tỏ và mạch lạc hơn.

2. Tilt cơ và tilt điện là gì?
    Tilt là góc cụp ngẩng của Bup sóng anten so với phương nằm ngang. Bản thân Anten nghiêng so với phương nằm ngang làm cho Búp sóng của nó nghiên theo thì đó gọi là Tilt cơ. Việc thiết kế chấn tử anten làm cho Búp sóng của nó tự nghiêng so với phương nằm ngang gọi là Tilt điện.
vì thế:   Tilt = Tilt cơ + Tilt điện.
    Mỗi Búp sóng đều có hình dạng hình học của nó, được xác định bởi góc 3dB. Góc 3dB này xác định độ dầy của Búp sóng theo phương ngang, vì thế Tilt được xác định chính xác là đường trung bình của búp sóng so với phương ngang, hay Main beam so với phương ngang. Chúng được miêu tả cụ thể trực quan bởi các hình dưới đây: 

Hình 01: Hình dạng búp sóng của anten.
Hình 02: Hình dang búp sóng so với phương ngang

Hình 03: Miêu tả góc nghiêng của búp sóng so với phương ngang. 
Hình 05: Góc nghiêng của anten so với cột.
3. Vùng phủ sóng là gì?
    Vùng phủ sóng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thực chất đây là khái niệm rộng. nó liên quan tới dịch vụ, môi trường và phương tiện truyền.
mọi người có thể đọc lại ở những bài viết sau:
    Bài viết này đơn thuần chỉ cho các bạn mương tượng vùng phủ sóng trực quan bằng phương pháp hình học. Nó giúp chúng ta hiểu được mối tương quan giữa độ cao đặt anten, Búp sóng của anten và Tilt.
    Hay xem hình sau đỏ rõ về phương pháp tính. Sử dụng các công thức lượng giác với tam giác vuông, đường trung bình. Ta sẽ tính được khoảng cách từ chân côt anten tới các điểm Upper, Main và Lower. Đó chính là vùng phủ rộng nhất của 1 Cell vô tuyến có thể đạt tới.

Hình 04: Mối tương quan giữa Tilt  búp sóng với độ rộng vùng phủ sóng có được.



Nhà tại trợ nội dung: Gốm lạc việt Gốm sứ Bát Tràng.

Mobility trong mạng 5G điểm khác biệt lớn nhất và giá trị so với các công nghệ cũ

Mobility trong mạng 5G điểm khác biệt lớn nhất và giá trị so với các công nghệ cũ





Trong 4G, anten chỉ có 1 beam duy nhất. Nó không có chức năng “Beam switching” và “Beam refinement”. Nhưng trong 5G thì anten có nhiều beam, để đảm bảo cho tính di động của thuê bao, thì tính năng “Beam Mobility” phải được thêm mới. Tính năng này được thực hiện bởi lớp MAC của cell. Có 3 loại “Beam Mobility” là:
-        
  1.      Intra Beam switching: UE chuyển từ beam này sang beam khác của cùng 1 cell.
  2.           Inter Beam switching: UE chuyển sang beam khác cell phục vụ.
  3.            Beam refinement: UE chuyển sang beam hẹp hơn- Traffic Beam.
    Trên là những điểm khác biệt lớn nhất, của mạng 5G so với công nghệ cũ trước đây. Để làm được những loại chuyển giao như thế cần một loạt các cải tiến của mạng 5G so với mạng 4G như công nghệ anten đa Beam, tính năng gNodeb được cho nhiều quyền quản lý hơn, đặc biệt thêm mới 1 loạt các kênh vật lý giúp cho quá trình đo đạc, ước lượng và quyết định chuyển giao phù hợp.
     
Để hiểu hơn về bài viết, xin mời quý độc giả nghe bài giảng theo đường sau:

Bài giảng về Mobilty trong mạng 5G




Các kênh vật lý, má hóa kênh và điều chế trong mạng 5G. So sanh sự khác biệt với mạng 4G.

Các kênh vật lý, má hóa kênh và điều chế trong mạng 5G. So sanh sự khác biệt với mạng 4G.






Hình trên là các kênh vật lý trong 5G. Nếu so với 4G, ta thấy KHÔNG còn 2 kênh là PFICH- Physical Format Indicator Channel và PHICH-Physical HARQ Indicator Channel. Tuy nhiên lại THÊM mới các kênh được tô màu đỏ. Chức năng của kênh PHICH và PFICH được chuyển cho PDCCH giúp cho quá trình truyền được nhanh và linh hoạt hơn. Các kênh vật lý mới được thêm vào để cung cấp thông tin về tính năng M-MIMO và Beamforming.
Về điều chế: Giống như 4G, 5G sử dụng CP – OFDM cho DL và DFT-s-OFDM cho đường UL. Nhưng với 5G thì đường UL còn cho phép User sử dụng CP- OFDM.
Về mã hóa kênh: Giống như 4G, mã hóa Turbo Code vẫn được sử dụng cho dòng dữ liệu điều khiển, nhưng dòng dữ liệu người dùng đã được thay thế bởi LDPC (Low Density Parity Check). Ngoài ra để sử dụng cho dịch vụ truyền dữ liệu thấp một loại Coding Scheme mới là n/2-BPSK cũng được thêm vào.



Đề được nghe về bài giảng, mọi người chọn đường link bên dưới.

Kênh vật lý, mã hóa kênh và điều chế trong mạng 5G, so sánh sự khác biệt với mạng 4G

Anten 5G sự khác biệt vơi anten 4G


1. Anten





-        Về đấu nối vật lý: Với 4G ta cần phải có dây cáp đồng trục kết nối giữa bộ thu phát vô tuyến với anten. Số lượng kết nối này nếu so với 3G còn lớn gấp đôi. Với 5G sẽ không còn cáp đồng trục nữa, khi này khối thu phát vô tuyến với anten là một khối duy nhất.
-        Về chức năng anten: Anten 4G thì beam là cố định, chỉ có 1 beam duy nhất, nó giống chức năng của các công nghệ trước đó là công nghệ 2G, 3G và mạng 4G. Với 5G thì beam là động, từ số lượng beam, hình dạng beam, độ lợi beam, cho tới thời gian truyền beam cũng khác nhau.




Hình: Minh họa các lợi ích của anten 5G


Ưu khuyết điểm sóng 5G mmWave và hướng thiết kế

Ưu khuyết điểm sóng 5G mmWave và hướng thiết kế

Hình: Phổ tần số sử dụng trong 5G.
Theo công nghệ 5G, thì có 2 giải tần số phổ biến được sử dụng. Đó là giải tần số < 6Ghz, được gọi là 5G sub 6Ghz, và giải tần số cao trên 24Ghz.
Sóng Mili mét có giải tần từ 24 tới 100Ghz, ứng với bước sóng λ từ 12.5mm tới 3mm. Quy hoạch cho 5G được sử dụng giải tần từ 24 tới 52.6Ghz, Đây cũng là lý do người ta gọi giải tần số từ 24 tới 52.6Ghz là giải tần số mmWave.
Để cân nhắc thiết kế mạng 5G mmWave. Xin được phân tích các ưu/ nhược điểm của tần số mmWave cho thiết kế 5G như sau:
ƯU ĐIỂM
Kích thước anten nhỏ, số lương Beam lớn và Gain cao. Theo nguyên tắc của sóng điện từ, thì các chấn tử lắp đặt trong Anten phải giãn cách nhau λ/2. Với sóng mmWave thì λ là nhỏ, vì thế cho phép rất nhiều chấn tử lắp đặt trong một anten. Mỗi chấn tử có Gain từ 5-7dBi, nếu búp sóng kết hợp toàn bộ các chấn tử này lại thì cho Gain rất lớn đạt khoảng 33dBi, so với Anten 2 3G truyền thống chỉ là 17dBi. Về phía đầu cuối. Cũng chính vì chấn tử anten nhỏ lên cho phép lắp nhiều chấn tử vào thiết bị đầu cuối, dẫn đến Anten Gain của đầu cuối 5G mmWave cũng cao hơn, thông thường đạt 11dBi so với 0dBi của loại không sử dụng 5G mmWave. Những lợi thế này giúp cải thiện tốc độ tại biên cell, và bù lại đươc một phần suy hao của tần số cao gây ra.


Dung lượng lớn, tốc độ cao: Băng thông 5G cho tần số thấp là 100Mhz, thì ở tần số mmWave băng thông là 400Mhz. Điều này giúp cho tốc độ đỉnh đạt 5.1Gbps, trong khi nếu sử dụng tần số thấp hơn thì tốc độ đỉnh chỉ đạt 1.7Gbps.
Hiệu quả của Beamforming ở tần số mmWave rất tốt, kết hợp với băng thông lớn đã giúp cho dung lượng của 5G mmWave cao hơn 31 lần, so với 5G sử dụng tần số thấp.

Thông kế về tốc độ Data cho 2 bản thiết kế. Một sử dụng tần số 5G Sub 6 và tần số 5G mmWave. Ta thấy rõ ưu điểm của 5G mmWave, khi mà với điều kiện tải tăng lên thì nhiễu SINR không bị ảnh hưởng bởi sử dụng mmWave ->  Tốc độ người dùng không bị ảnh hưởng, số lượng mẫu tốc độ cao > 1.5Gbps ổn định đạt 22%.

KHUYẾT ĐIỂM
Sóng tần số cao truyền trong không khi, chịu rất nhiều suy hao, cái mà ở những tần số 2G, 3G hoặc 5G Sub 6 không bị ảnh hưởng. Ở tần số mmWave đó là suy hao do hơi nước, do Oxy và do mưa.


Ngoài các suy hao trên, sóng mmWave còn chịu suy hao nặng hơn trong không gian tự do, và với các vật chắn.
-        Suy hao trong không gian tự do: Sóng mmWave suy hao cao hơn 21dB so với tần số thấp.
-        Suy hao do lá cây: 11dB cho 5m lá cây.
-        Suy hao do tường nhà: cao hơn so với tần số thấp khoảng 15dB, thông thường suy hao do tường là 38dB.
-        Suy hao Body( người), Hand( tay cầm máy), Crowd(đám đông): Cao hơn so với tần số thấp 6 tới 8dB mỗi loại.

Với tần số mmWave bước sóng của nó tiến gần tới bước sóng của anh sáng, các đặc tính phản xạ, tán xạ cũng phải tính tới khi tính toán đường truyền sóng. Vì thế việc dự đoán vùng phủ sóng phức tạp hơn, do phải tính tới những yếu tố đó.
Đánh giá vùng phủ DL tại biên cell giữa 5G Sub 6 với 5G mmWave ta thấy: 5G mmWave tỉ lệ sóng trong nhà là KHÔNG, vùng phủ tổng thể cũng thấp hơn đáng kể so với vùng phủ của 5G sub 6.



Cũng giống như hướng DL. Với hướng ULvùng phủ tại biên cell ở trong môi trương trong nhà là KHÔNG. Vùng phủ tổng thể chỉ bằng 1/3 so với tần số 5G sub 6.



PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG 5G mmWave.
Tần số mmWave đã được nhiều nước phát triển cấp phép để sử dụng. Với những ưu điểm của nó, nếu sử dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.


-        Với tốc độ cao, anten định hướng tốt. 5G mmWave được sử dụng làm đường truyền dẫn BACKHAUL, FRONTHQHAUl.
-        Kinh nghiệm của các nước triển khai 5G như Nhật Bản, Hàn Quốc. Thì sóng 5G mmWave được sử dụng làm vùng phủ Outdoor cho khu vực thành thị.
-        Bổ xung dung lượng cho những khu vực có nhu cầu dung lượng lớn: như lễ hội, sân bóng, chợ, trung tâm thương mại.
-        Triển khai Small cell trong các tòa nhà.
-        Kết hợp với tính năng DSS(Dynamic sharing spectrum), giúp tăng tốc độ 5G. Bằng cách đường DL sử dụng tần số mmWave, tần số thấp được sử dụng cho UL.



Vùng phủ sóng di động là gì?


Vùng phủ sóng di động là gì?

Sóng di động là 1 loại sóng điện từ, có cường độ mạnh yếu khác nhau với các vị trí thu khác nhau.
Hình:Bản đồ vùng phủ sóng 3Mbps dịch vụ di động 3G cho khu vực cụ thể.
    Để có được bản đồ sóng điện từ di động chúng ta cần 5 thông tin sau:
1.      Bản đồ số, xác định khu vực có dân sinh sống, mức độ tập trung của dân số( clutter) và khu vực không có dân.
2.      Mô Hình truyền sóng: việc mô phỏng là 1 quá trình dự đoán( Prediction), để có thể dự đoán cường độ trường tại 1 vị trí nào đó trên bản đồ số thì cần 1 quá trình thực nghiệm tìm cường độ trường thu được sau khi đã cho máy phát với 1 công suất biết trước. Về tổng quát Mô hình truyền sóng có 3 nhóm tham số là nhóm tham số đại diện cho tần số phát, nhóm tham số đại diện cho việc tín hiệu có hiệu ứng  qua các vật cản, và nhóm tham số cho việc tín hiệu bị suy hao do mật độ các khu vực dân cư khác nhau.
3.      Suy hao nhà cửa của các khu vực dân cư là khác nhau. Với mỗi một khu vực dân cư thường có các đặc chưng là độ cao nhà, kiến trúc nhà liên quan tới vật liệu xây dựng, mật độ xây dựng. Với nhóm dân cư này thì chung ta đang sử dụng 1 loại suy hao indoor –ourdoor làm đại diện. Một Tỉnh thường có từ 11 tới 13 nhóm đại diện suy hao indoor –ourdoor như thế.
4.      Cơ sở dữ liệu nhà trạm. Thông tin này cho chúng ta biết được vị trí máy phát, phương(titl), hướng, độ cao và công suất của máy phát.
5.      Cuối cùng là bản đồ sóng của dịch vụ. Mỗi dịch vụ quy phạm mức độ mất sóng và có sóng khác nhau. Biết được dịch vụ thì ta mới định ra được đâu là tín hiệu mất sóng của dịch vụ đấy.

Hình trên cho ta thông tin vùng có sóng, vùng mất sóng của 3G 1Mbps khu vực nông thôn STG, nhìn vào bản đồ sóng chung ta thấy:
è Vùng sóng vô ích là chiếm chủ đạo, với Khu vực NT thì diện tích vùng có sóng vô ích chiếm tới 95% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoáng, không che chắn bởi nhà cửa, không có dân sinh sống. Sóng ơ đây rất tốt.
è Vùng mất sóng thuộc vào khu vực dân cư, khu vực mất sóng là lốm đốm, không liền mạch, phân tán.
Từ hình trên ta thấy vùng vô ích luôn có sóng, chiếm 1 diện tích áp đảo trong khu vực phủ sóng. Thứ nữa là sóng chỉ có giá trị khi nó phục vụ người dân, khu vực có dân sinh sóng làm việc. Vì thế vùng phủ sóng được xác định là vùng phủ trong nhà của khu dân cư, với 95% số mẫu tín hiệu thu được tại vùng này tốt hơn ngưỡng dịch vụ yêu cầu- 95% là tiểu chuẩn hiện thời.
Cũng từ đây ta xác định vùng phủ sóng của 1 cell, xác định đường kính của 1 cell phủ được như sau:
-          Là vùng phủ sóng trong nhà của khu dân cư cell phục vụ, với 80% số mẫu tín hiệu thu được tại vùng này tốt hơn ngưỡng tín hiệu dịch vụ yêu cầu. Đường kính của cell phục vụ là khoảng cách từ chân trạm tới vị trí biên vùng phu sóng được xác định theo tiêu chuẩn trên.

Vùng phủ của 1 cell đảm bảo 80% số mẫu tín hiệu, thì vùng phủ của cụm dân cư được phục vụ bởi nhiều cell chồng lấn nhau sẽ là: Hoặc vùng phủ cell 1 hoặc vùng phu cell 2- vùng phủ cell 1 và vùng phủ cell 2, ta có: 80% +80% -80*80= 96%. Tức là vùng phủ của 1 cell đạt 80% thỉ cả vùng sẽ đạt 96%.

Nhà Tại trợ nội dung: Gốm lạc việt GỐM SỨ BÁT TRÀNG