HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG THIẾT KẾ VÀ TỐI ƯU VÔ TUYẾN
I.
Mục đích.
-
Mô tả chi tiết cách thức sử dụng phần mềm
Google Earth vào công tác thiết kế tối ưu mạng vô tuyến, mạng truyền dẫn;
-
Thống nhất cách hiểu, cách sử dụng phần mềm
Google Earth đối với đội ngũ nhân viên kỹ thuật.
II. Giới thiệu chung
-
Google Earth ver. pro là một phần mềm đưa các thông
tin của trái đất như bản đồ thế giới, địa hình, dân cư, sông ngòi, biển cả…. và
các thông tin địa lý- văn hóa – xã hội khác. Google Earth Pro cho phép đưa các
dữ liệu người dùng lên trên nó. Google Earth Pro có thể chạy trên hệ các hệ
điều hành của Windows (XP, Vista, Window7).
-
Để sử dụng phần mềm Google Earth Pro, phải cài
đặt lên máy tính (chi tiết cài đặt có trong phụ lục đính kèm).
1. Các công cụ (tools) của phần mềm
-
Màn hình giao diện của Google Earth Pro như sau:
-
Thanh Menu Bar (Thanh trình đơn lệnh) chứa 6 nhóm lệnh: File (các lệnh về tập tin), Edit (các lệnh hiệu chỉnh chung), View (các lệnh về xác lập việc hiển
thị), Tools (các lệnh về công cụ đo
đếm, GPS..), Add (các lệnh thêm
location, path, way, point lên Google earth), Help (các lệnh trợ giúp).
-
Thanh Tools
thanh công cụ) chứa 8 công cụ: Hide/Show
SlideBar (công cụ ẩn hiện bản đồ rộng /hẹp), Add Placemark (công cụ thêm 1 vị trí lên bản đồ), Add Polygon (công cụ thêm 1 vùng
lên bản đồ), Add Path (công
cụ thêm con đường lên bản đồ), Add Image
Overlay (công cụ thêm hình ảnh lên bản đồ), Show Ruler ( ông cụ đo chiều dài, diện tích … của bản đồ), Email (công cụ gửi bản đồ đang hiển thị
qua mail), Print (công cụ in bản đồ
đang hiển thị qua máy in)
-
Vùng search: Tìm địa danh các nơi trên toàn
địa cầu (lưu ý phải viết đúng tên của địa danh muốn tìm).
-
Vùng bản đồ
trái đất: Hiển thị nơi đang xem.
-
Tool Compass (la bàn): Để xác định hướng của
bản đồ.
-
Vùng Layer view: Hiển thị các lớp thông tin
của trái đất.
-
Vùng Places: Hiển thị các dữ liệu đưa vào.
-
Vùng Pointer: Hiển thị kinh độ, vĩ độ.
-
Vùng Streaming: Hiển thị tình trạng download
bản đồ về máy tính.
-
Vùng Eye Alt: Hiển thị độ cao đang nhìn về
trái đất.
1. Các thanh công cụ thường dùng.
-
MENU FILE: Có
các lệnh về tập tin như :
o Open: Mở một file định dạng được google hỗ trợ để đưa dữ
liệu vào google, thường mở các định dạng *.kml
hoặc *.kmz.
o Save, Save as: Để lưu thông tin từ google ra các định dạng
như *.kml, *.kmz hoặc định dang file ảnh.
o Import: Nhập dữ liệu người dùng vào google, chức năng này sẽ
được giải thích ở phần nhập dữ liệu.
MENU TOOL
o Ruler: Ẩn /hiện các tools công cụ đo của bản đồ.
o GPS: Cho phép kết nối để import data cùa GPS lên Google
earth (Garmin, Magellan)
o Option… : Bảng chỉnh các tùy chọn chính của Google Earth (chỉnh
về các đợn vị đo, hiển thị 2D, 3D, …).
§ Để chuyển đổi đơn vị đo của kinh độ/vĩ độ ta thay đổi trong
phần Show lat/long. Có 2 định dạng
thường sử dụng là độ thập phân (Decimal
degrees) và độ phút giây (Degrees,
minutes, seconds).
§ Để chuyển đổi đơn vị đo độ dài ta thay đổi trong phần Units of measurement. Chọn meters, kilometers để sử dụng đơn vị mét (m) và kilo mét (km).
-
Công cụ Ruler
o Có thể hiển thị bằng 2 cách: Vào tools à Ruler hoặc click biểu tượng Show/hide ruler trên thanh
tools bar.
o
Table Line: Đo chiều dài đoạn
thẳng.
o Table
Path: Đo chiều dài đoạn đường.
1. Các ứng dụng của Google Earth
1.1. Nhập cơ sở dữ liệu
-
Nhập
cơ sở dữ liệu bằng tay
o Trong phần Name: Nhập
tên đối tượng muốn thêm vào
o Trong phần Latitude/longitude
lần lượt nhập vĩ độ và kinh độ của đối tượng cần nhập.
o Nhấn nút Reset
trong tab View để hiển thị vị trí
đối tượng vừa nhập vào.
-
Nhập cơ sở dữ liệu trạm bằng công cụ “Import”
o
Bước 1: Chuẩn bị file import theo định dạng file.txt (file text) theo
form : Site, Long, Lat. File dạng như sau (có
thể thêm các trường thông tin khác như: độ cao cột, loại truyền dẫn…):
o Bước 2: Phải lưu file dạng file .txt
o
Bước 3: Từ màn hình giao diện chính vào Menu File à chọn Import .
o Bước 4: Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .txt vừa tạo (ở bài hướng dẫn này là file Site.txt) rồi chọn à Open.
o
Bước 5 : à Chọn Import
all à Yes à Ok à Save.
-
Sau khi chọn Save màn hình sẽ hiển thị các trạm đã nhập
vào như sau:
o
Bước 6: Từ màn hình vào Site.txt click phải chuột à chọn Propertiesà sẽ hiện ra cửa sổà chọn tab Style, color để thay đổi mầu chữ của tên trạm (Label color) và màu
của biểu tượng trạm (Icon color).
-
Nhập cơ sở dữ liệu mức
cell bằng công cụ “Import”
o Bước 1: Chuẩn bị file import theo định
dạng file.txt (file text), có các trường thông tin chính: Cell,
Long,
Lat,
azimuth…(có thể thêm các trường
thông tin khác như Tilt, Độ cao Anten, Độ cao cột…). File dạng như sau :
o Bước 2: Dùng Piano-MapInfo để tạo file tab có các
cell.
o
Bước 3: Từ màn hình giao diện chính vào
Menu File à chọn
Import. Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .tab vừa tạo bằng Piano-Mapinfo
(ở bài hướng dẫn này là file Cell_2G.tab) rồi chọn à Open
o Bước 4 : Chọn Import allàYesàOkàSave
- Sau khi chọn Save, sẽ hiện cửa sổ như sau :
- Từ màn hình vào Cell_2G.TAB click phải chuột à chọn Propertiesà sẽ hiện ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các site mà ta đã import vào, sau khi chọn các style xong à chọn OKà Quá trình import data mức Cell đã hoàn tất
1.1.
Đo khoảng cách, chiều dài
-
Đo khoảng cách:
o Đo khoảng
cách giữa 2 trạm bằng công cụ Ruler à Line.
Hình trên:
Khoảng cách từ Trạm A035 đến B020 có chiều dài là 1,563m
o Đo khoảng
cách giữa 2 site bằng Ruler à Circle.
Hình trên :
Khoảng cách từ Trạm A035 đến B047 có chiều dài là 2,186.2m
- Đo chiều dài: bằng Ruler à Path.
Hình trên :
Độ dài con đường từ Trạm BTN002 đến BTN010 có chiều dài là 15,126.57
-
Đo diện tích: bằng Ruler à Polygon
Hình trên :
Đo diện tích đảo Lại Sơn tỉnh Kiên Giang
1.2
Quan sát địa hình:
Bằng
cách dùng công cụ COMPASS
-
Ta có thể xoay
compass 3600 tròn đều.
Hình trên: Vị trí C111 phía bắc đảo Phú Quốc được xoay ngang.
1.3.
Ứng dụng phần mềm Google Earth trong công tác khảo sát - thiết
kế - tối ưu
a)
Khảo sát,
thiết kế trạm BTS
- Trước đây, công tác khảo sát thiết kế trạm BTS chủ yếu dựa trên bản đồ giấy, việc này có một số hạn chế như sau:
Hình: Địa hình khu vực phủ sóng.o Vị trí
đặt trạm không tối ưu do không thể quan sát địa hình và phân bố dân cư
trên một phạm vi rộng;
o Tiêu tốn
nhiều thời gian và tiền bạc vì phải di chuyển tới nhiều nơi mới tìm
được vị trí tốt.
-
Sử dụng Google Earth trong công tác thiết kế
trạm BTS sẽ khắc phục được các tồn tại ở trên:
o Vị trí
trạm tối ưu nhờ có thể quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư
trong một vùng rộng lớn;
o Tiết kiệm
rất nhiều thời gian và chi phí do việc chấm trạm danh định được thực
hiện hoàn toàn trên máy tính, việc khảo sát chỉ để xác định các
điều kiện cho công tác vận hành khai thác (đường sá, điện,…);
Để xác định vị trí danh định chúng ta thực hiện như
sau:
(1). Khoanh vùng khu vực cần đặt trạm (là các vùng
lõm sóng lớn, rất lớn, đông dân cư).
(2). Quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư, từ
đó tìm ra khu vực tập trung đông dân cư nhất nằm trong vùng cần đặt
trạm.
(3). Chấm trạm danh định:
§
Nếu là vùng có địa hình bằng phẳng (đồng
bằng): Vị trí đặt trạm nên đặt tại trung tâm khu dân cư đông nhất;
§
Nếu là vùng có địa hình lồi lõm (trung du,
miền núi): Vị trí đặt trạm là điểm cao nhất ở trung tâm khu dân cư
đông nhất (hoặc gần đó) để tối đa bán kính phủ sóng của cell;
§
Lưu ý: Vị trí đặt trạm danh định phải tuân thủ
về khoảng cách trạm – trạm (khoảng cách từ vị trí đó tới trạm gần
nhất).