Hiển thị các bài đăng có nhãn MẠNG 4G. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MẠNG 4G. Hiển thị tất cả bài đăng

Paging in 4G LTE Network

 Paging in 4G LTE Network: Procedure, Capacity and Optimization

Paging process in 4G LTE Network.

To View the detailed content, Please dowload the lecture on the link below:

Giải pháp tăng tốc độ Data trên đường lên Upload trong 4G.

 Giải pháp tăng tốc độ Data trên đường lên Upload trong 4G.

Mặc dù trong toàn bộ di động 4G lưu lượng Data đường Upload thấp hơn nhiều so với đường Download, nó ít được chú ý hơn. Nhưng với nhiều trường hợp và nhu cầu dịch vu như các điểm lễ hội, người tham gia sử dụng nhiều dịch vụ LiveStream thì nhu cầu Upload trở nên đặc biệt lớn, nó tương đương với nhu cầu Download. Thì việc nghiên cứu nhằm cải thiện tốc độ truyền dữ liệu trên đường Upload trong 4G là cần thiết. Công nghệ được giới thiệu ở đây là UL MIMO- Uplink Multi Input Multi Output.

Có 2 kỹ thuật để thực hiện UL MIMO trong 4G là kỹ thuật phân tập thu Receive Diversity MIMO, và kỹ thuật Multi User MIMO.

I. Kỹ thuật Receive Diversity MIMO.

Đây là kỹ thuật mà UE sẽ sử dụng một anten của nó để truyền tín hiệu đi tới eNodeB. eNodeB sử dụng nhiều anten để thu rồi tổng hợp tín hiệu này.

Hình:  Kỹ thuật Receive Diversity MIMO

UE gửi tín hiệu thông qua các kênh truyền khác nhau để tới các anten r1 tới rm ­ của eNodeB. eNodeB đánh trọng số của từng tín hiệu nhận được wi* sau đó tổng hợp lại để có tín hiệu mong muốn là y. Phương trình toán học được biểu thị như sau: 

y = WH (Hx + N)

- W = (w1*… wm*)H là một vector trọng số cho từng tín hiệu nhận được ở các antenna.

- H = (h1 … hm)H là ma trận đường truyền; hi là hệ số kênh của đường truyền. Một tín hiệu bị thay đổi về cường độ và pha khi đi qua đường truyền, bằng việc nhân hệ số kênh của đường truyền cho phép ta miêu tả được sự thay đổi đấy. 

- x là tin hiệu TX, tín hiệu được gửi từ máy di động UE tới trạm gốc eNodeB.

- N = (n1 … nm)H là vector nhiễu trên từng anten thành phần nhận được.

          Bằng việc tính toán trọng số tùy thuộc vào điệu kiện truyền cho phép ta nhận được tín hiệu tốt nhất.

          Trong môi trường truyền ít nhiễu thi trọng số được tính toán để nhận được tín hiệu cường độ tốt nhất, thuật toán này gọi là MRC(Maximum Ratio Combination), khi nhiễu cao thì thuật toán sử dụng là IRC(Interference Rejection Combining) để tránh những kênh bị nhiễu cao. Trên eNodeB ta có thể cấu hình lựa chọn MRC, hoặc IRC hoặc để cho hệ thống tự động lựa chọn giữa MRC, IRC tùy vào điều kiện vô tuyến. Thuật toán này được gọi là MRC/IRC Adaptive

          Kỹ thuật Receive Diversity giúp cải thiện SINR khoảng 3dB. Từ đó làm tăng được tốc độ Data. Như mối quan hệ giữa tốc độ Data với chỉ số SINR đã chỉ ra:


Hình: Mối quan hệ giữa tốc độ với cường độ tín hiệu trên nhiễu.

II. Kỹ thuật Multi User MIMO.

Đây là kỹ thuật nhiều UE sử dụng cùng miền thời gian và tài nguyên miền tần số để truyền dữ liệu tới eNodeB. Theo lý thuyết thì số lượng UE truyền đồng thời không vượt quá số lượng anten thu của eNodeB.

Hình: Kỹ thuật Multi User MIMO

Trên hình là UE1 và UE2 sử dụng cùng miền tần số và miền thời gian để truyền dữ liệu x1x2 thông qua các kênh truyền vô tuyến của nó tới các Anten 1 và 2 của eNodeB. Bằng kỹ thuật MIMO, với kỹ thuật Receive Diversity, ta sẽ thu được tín hiệu là y1y2,

Trong điều kiện thực tế thì điều kiện vô tuyến tại UE rất khác nhau, như mức độ nhiễu kênh, cường độ tín hiệu liên quan tới khoảng cách từ UE tới trạm gốc eNodeB. Chính vì thế việc lựa chọn những UE nào để cho phép chúng được truyền đồng thời trên miền thời gian và tần số là việc làm có tính chất quyết định. Nếu việc lựa chọn không phù hợp thì chúng sẽ là nguồn nhiễu của nhau, làm giảm dung lượng của hệ thống.

Hình: Lưu đồ và nguyên lý ghép cặp UE.

          Trên là lưu đồ để lựa chọn những cặp UE phù hợp. Công việc được thực hiện tại eNodeB. Nó sẽ đo đạc, lựa chọn, ghép cặp và lập lịch cho MU- MIMO trong từng TTI.

- Xác định SINR của từng UE: eNodeB đo đạc SINR trung bình của UE trong toàn bộ băng thông mà UE có thể sử dụng.

- Chọn các UE phù hợp: Việc lựa chọn UE nào là phù hợp được xác định thông qua ngưỡng SINR. SINR của UE được lựa chọn phải lớn hơn ngưỡng này. Hình trên minh họa UE0, 1, 3 và UE5 được xác định là các UE phù hợp.

- Ghép cặp UE: eNodeB lựa chọn 2 UE để ghép cặp, nếu việc ghép cặp này giúp tăng hiệu quả sử dụng phổ tần số và hiệu năng lớn hơn ngưỡng tương ứng thì quá trình ghép cặp này thành công. Còn nếu không mang lại hiệu quả như mong đợi thì quá trình ghép cặp này bị hủy bỏ. Hình trên chỉ ra có 2 cặp đang sử dụng cùng tài nguyên thời gian và tần số để truyền là cặp UE0- UE1, và cặp UE3-UE5.

- Xếp hàng đợi tới lượt truyền: Sau khi các UE được chọn bắt cặp, thì chúng được lập lịch vào cùng miền thời gian và tần số để truyền dữ liệu.

Hiện tại kỹ thuật Receive Diversity MIMO đang được ứng dụng trong mạng lưới Viettel để tăng tốc độ cho đường Upload. Kỹ thuật Multi User MIMO được các Vendor thiết kế cho phân tập TDD, vì thế chưa được áp dụng trong mạng lưới của chúng ta. Với đặc thù mạng lưới có người dùng lớn, tăng trưởng cao, đặc biệt là những khu công nghiệp, sự kiện đông người thì vẫn cần thêm kỹ thuật Multi User MIMO này để phục vụ cho những mục tiêu cá thể đó.

 



Công cụ mô tả trực quan các kênh vô tuyến 4G LTE

Đây là công cụ mạnh và rất hữu ích cho anh em vô tuyến, nghiên cứu về 4G. khi sử dụng công cụ này, chúng ta rất nhanh để hiểu một cách trực quan nhất về cấu trúc khung, kênh vô tuyến trong 4G.
1. Giúp thông kê số lượng  kênh, để từ đó định cỡ kênh cho lưu lượng, báo hiệu. Từ đó cũng tính luôn được Overhead trong kênh 4G.
2. Giúp chúng ta hiểu được vị trí của kênh, ứng với từng băng thông cấu hình cho Cell, từ 1.4Mhz tới 20Mhz. Hiện thị được vị trí từng kênh ứng với từng anten, chấn tử anten khi thay đổi kiểu MIMO.
3. Tính toán được tốc độ của 4G ứng với MIMO, điều chế và tỉ lệ mã hóa bảo vệ kênh Coding rate.

Video hướng dẫn sử dụng công cụ và ứng dụng, mời quý độc giả lựu chọn theo đường dẫn.




Tilt cơ và tilt điện, Cell trong viễn thông là gì, vùng phủ sóng là gì? Video hướng dẫn và công cụ dùng mô phỏng vùng phủ sóng.

    Trong viễn thông các khái niệm sau thường xuyên được sử dụng, việc hiểu chính xác nội hàm của nó giúp người đọc hiểu đúng về ý nghĩa và nhanh của các vấn đề cần nghiên cứu.

1. Cell trong viễn thông là gì?
    Cell là đơn vị vùng phủ nhỏ nhất, và duy nhất trong các công nghệ mạng vô tuyến. Cell có chức năng tạo giao tiếp vô tuyến giữa thuê bao và mạng. Với mỗi Cell đều có các đặc trưng sau:
- Cell là duy nhất, nó phải có tên Cell, có tần số cho làm môi trường truyền giữa thuê bao và mạng, nó có nhận dạng CI duy nhất để phân biệt giữa các Cell khác.
- Cell là đại điện cho 1 công nghệ, tức là nếu cần 3 công nghệ 2G, 3G, 4G phục vụ nhu cầu của 1 thuê bao nào đó, ta cần phải có 3 Cell.
- Cell được giới hạn bởi vùng phủ sóng. Cell tạo môi trường giao tiếp giữa mạng và thuê bao vì thế nó được quy phạm bởi tính chất môi trường mà nó sử dụng làm phương tiện giao tiếp này, đó chính là đăc tính tần số, Tùy theo đặc tính tần số, kích thươc của cell to hay nhỏ. Để từ đó nó quy định vùng phủ sóng to hay nhỏ.
- Cell được quy phạm bởi dung lượng. Mỗi cell được quy phạm bởi băng thông mà nó được cấp. việc quy phạm này có thể do cấp phép của nhà nước đối với băng thông từng công nghệ được phép sử dụng. Được quy phạm bởi khả năng đáp ứng của thiết bị.
    Cell thì phải cần Anten truyền sóng ra bên ngoài, vì thế ta hay nhầm giữa 1 Cell là 1 Anten, nhưng chúng không có mối quan hệ ràng buộc nào. Một anten có thể sử dụng để phát nhiều cell, hay 1 Cell có thể phát trên nhiều anten khác nhau. Cell cũng khác nhau với khai niệm Sector, Sector dùng để định hướng sóng, theo hướng mong muốn. Hay nó mang thông tin của Cell phục vụ một hướng nào đó. Đật trong mối quan hệ với anten, sector thì khái niệm Cell trở lên sảng tỏ và mạch lạc hơn.

2. Tilt cơ và tilt điện là gì?
    Tilt là góc cụp ngẩng của Bup sóng anten so với phương nằm ngang. Bản thân Anten nghiêng so với phương nằm ngang làm cho Búp sóng của nó nghiên theo thì đó gọi là Tilt cơ. Việc thiết kế chấn tử anten làm cho Búp sóng của nó tự nghiêng so với phương nằm ngang gọi là Tilt điện.
vì thế:   Tilt = Tilt cơ + Tilt điện.
    Mỗi Búp sóng đều có hình dạng hình học của nó, được xác định bởi góc 3dB. Góc 3dB này xác định độ dầy của Búp sóng theo phương ngang, vì thế Tilt được xác định chính xác là đường trung bình của búp sóng so với phương ngang, hay Main beam so với phương ngang. Chúng được miêu tả cụ thể trực quan bởi các hình dưới đây: 

Hình 01: Hình dạng búp sóng của anten.
Hình 02: Hình dang búp sóng so với phương ngang

Hình 03: Miêu tả góc nghiêng của búp sóng so với phương ngang. 
Hình 05: Góc nghiêng của anten so với cột.
3. Vùng phủ sóng là gì?
    Vùng phủ sóng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thực chất đây là khái niệm rộng. nó liên quan tới dịch vụ, môi trường và phương tiện truyền.
mọi người có thể đọc lại ở những bài viết sau:
    Bài viết này đơn thuần chỉ cho các bạn mương tượng vùng phủ sóng trực quan bằng phương pháp hình học. Nó giúp chúng ta hiểu được mối tương quan giữa độ cao đặt anten, Búp sóng của anten và Tilt.
    Hay xem hình sau đỏ rõ về phương pháp tính. Sử dụng các công thức lượng giác với tam giác vuông, đường trung bình. Ta sẽ tính được khoảng cách từ chân côt anten tới các điểm Upper, Main và Lower. Đó chính là vùng phủ rộng nhất của 1 Cell vô tuyến có thể đạt tới.

Hình 04: Mối tương quan giữa Tilt  búp sóng với độ rộng vùng phủ sóng có được.



Nhà tại trợ nội dung: Gốm lạc việt Gốm sứ Bát Tràng.

Phải chăng số vạch sóng(Bar) trên màn hình điện thoại 4G đang không phản ánh đúng dịch vụ?

Số lượng vạch sóng trên điện thoại 4G quá thấp, và không ổn định.


    Nguồn internet giải thích về mức độ sóng khỏe và yếu( tham khảo về tính logic, còn con số thấy chưa phù hợp)

    Với các công nghệ 234G thì độ nhậy máy thu khác nhau, và nó cũng phụ thuộc vào loại dịch vụ mà khách hàng sử dụng.
Trong điều kiện dịch vụ được cung cấp ở trái đất với chất lượng thiết bị tiêu biểu thì độ nhậy thấp nhất của máy thu với từng công nghệ là: 2G: -110dBm, 3G: - 117dBm, 4G: -140dBm. Độ nhậy này được thiết lập trong điều kiện hoàn hảo, không có nhiễu do tải và do nhiễu bên ngoài gây ra. Khi có tải người sử dụng và nhiễu bên ngoài( nếu có) thì độ nhậy này được điều chỉnh theo công thức:
RSSI = Công suất thu+ nhiễu do tải+ nhiễu bên ngoài( nếu có). Điều này giúp chúng ta đơn giản hiểu được là nhiễu cao hơn, tải cao hơn thì mức tín hiệu thu phải tốt hơn thì mới đảm bảo được chất lượng dịch vụ như ban đầu. Mọi người có thể đọc lại theo liên kết phía dưới.
Liên hệ giữa nhiễu với độ nhậy máy thu

    Vơi khách hàng, để đánh giá sóng KHỎE, YẾU thì việc đơn giản là nhìn thanh Bar trên màn hình điện thoại. Nếu chúng ta để ý một chút thì nhận thấy là số vạch sóng khi chúng ta sử dụng dịch vụ 2G 3G rất ổn định. Thường là FULL vạch sóng, trừ trường hợp chúng ta ở những vùng sóng yếu, rất xa trạm thu phát. Khi sóng yếu đi thì mức độ chất lượng dịch vụ mà khách hàng sư dụng cảm nhận rất rõ, có thể là khó nghe và tốc độ rất chậm.
Với 4G thì ta thấy 1 điều khác biệt vô cùng lớn, số vạch sóng thăng giáng( nhẩy nhót) ở ngay vùng sóng khỏe( ngay cả khi đứng ở dưới chân trạm phát sóng 4G). và được phục vụ bởi 1 cell duy nhất( không có hiện tương Ping pong giữa các cells). và số vạch sóng thường là không đầy vạch
Test dịch vụ với điều kiện tốt nhất thì cũng không thấy đầy vạch sóng.
 Hình: Giải thích cường độ tín hiệu nhận được với số vạch sóng không như mong đợi.

Như hình trên chỉ ra: Tín hiệu và nhiễu rất tốt thì máy cũng không hiện đủ vạch sóng, chỉ có 3/4 vạch sóng. Tốc độ dịch vụ Download rất tốt, đạt 134.9Mbps. Gấp gần 300 lần tốc độ 3G tiêu chuẩn R99
Hinh: Test dịch vụ 4G trong điều kiện có duy nhất 1 vạch sóng, tốc độ đạt được cũng rất cao.
    Trường hợp xấu hơn, Test trong điều kiện cho có 1 vạch sóng. Ta cũng được tốc độ rất cao 47.8Mbps, gấp hơn 100 lần tốc độ 3G tiêu chuẩn R99. 
Rõ ràng là trong cả 2 trường hợp, mức độ vạch sóng hiện thị trên điện thoại đã không phản ánh được về cường độ sóng cũng như chất lượng dịch vụ.

    Phải chăng việc CODING ứng dụng cho điện thoại đang có vấn đề? Câu hỏi này mong muốn gửi tới các nhà sản xuất điện thoại, chipset kiểm chứng. Và chỉnh sửa đoạn code chu phù hợp với độ cảm nhận từ phía người sử dụng.

    Tham khảo đoạn code cho điện thoại Android.( nếu theo logic này thì là phù hợp, việc hiện thị số vạch sóng cũng đưa yếu tố nhiễu vào đánh giá)
    <integer name="config_LTE_RSRP_threshold_type">1</integer>
    <!--Thresholds for LTE dbm in status bar-->
    <integer-array translatable="false" name="config_lteDbmThresholds">
        <item>-140</item>    <!-- SIGNAL_STRENGTH_NONE_OR_UNKNOWN -->
        <item>-128</item>    <!-- SIGNAL_STRENGTH_POOR -->
        <item>-118</item>    <!-- SIGNAL_STRENGTH_MODERATE -->
        <item>-108</item>    <!-- SIGNAL_STRENGTH_GOOD -->
        <item>-98</item>     <!-- SIGNAL_STRENGTH_GREAT -->
        <item>-44</item>
    </integer-array>
        if (mLteRsrp > threshRsrp[5]) rsrpIconLevel = -1;
        else if (mLteRsrp >= threshRsrp[4]) rsrpIconLevel = SIGNAL_STRENGTH_GREAT;
        else if (mLteRsrp >= threshRsrp[3]) rsrpIconLevel = SIGNAL_STRENGTH_GOOD;
        else if (mLteRsrp >= threshRsrp[2]) rsrpIconLevel = SIGNAL_STRENGTH_MODERATE;
        else if (mLteRsrp >= threshRsrp[1]) rsrpIconLevel = SIGNAL_STRENGTH_POOR;
        else if (mLteRsrp >= threshRsrp[0]) rsrpIconLevel = SIGNAL_STRENGTH_NONE_OR_UNKNOWN;

        /*
         * Values are -200 dB to +300 (SNR*10dB) RS_SNR >= 13.0 dB =>4 bars 4.5
         * dB <= RS_SNR < 13.0 dB => 3 bars 1.0 dB <= RS_SNR < 4.5 dB => 2 bars

Tối ưu 4G trong trường hợp swap CPRI của RRU đấu chung.

Tối ưu 4G trong trường hợp swap CPRI của RRU đấu chung.

    Bài viêt này Hoạt trình bầy thêm một trường hợp đấu nối chéo CPRI, trong trường hợp một RRU đấu chung cho cả 2 Anten.

Hình: Đấu nối trong trường hợp Swap dây quang CPRI
    Với kiểu đấu nối như hình vẽ ta thấy: Trạm sử dụng 3 Anten để phủ sóng cho 3 hướng, nhưng chỉ có 2 RRU, một cái được sử dụng chung cho anten 2 và 3.

    Để chậy được tính năng MIMO thì cấu hình trên hệ thống và đấu nối như hình vẽ. 2T4R( chân 1, 2 sử dụng cho Transmiter, các chân còn lại sử dụng cho Receiver) cho RRU thứ nhất, với RRU thứ 2 thì chân 1,2 cấu hình Transiver cũng như Receiver cho Anten 2, và chân 3, 4 của RRU thứ 2 cấu hình Transiver cũng như Receiver cho Anten 3.
Vậy RRU 1 phát Cell, RRU 2 Phát 2 Cell: Cell 2, và Cell 3. Mỗi RRU đấu nối với bộ BBU bằng 1 sợi CPRI như hình vẽ.
Trong thực tế triển khai RRU treo trên cột cao từ 20 tới 60m, bộ BBU đặt trong phòng máy. vì thế hay bị đấu nhầm Port cho nhau, trong kỹ thuật sử dụng từ Swap dây quang CPRI.
Nếu swap dây quang CPRI như vậy thì điều gì xẩy ra?
1. RRU 1 sẽ phát cấu hình cho RRU2: Tức là phát đồng thời Cell 2, và Cell 3: Cùng hướng, Tilt và Tần số
2. RRU 2 sẽ phát cấu hình cho RRU 1: Chỉ phát 1 Cell, mà cấu hình Transmiter chân 1, 2. Anten 2 sẽ phát sóng, Anten 3 không có tín hiệu.
Hệ quả là:
Anten 1 bị nhiễu nặng vì phát luôn 2 cell có cùng tần số trùng lắp lên nhau, tốc độ khách hàng kém vì nhiễu.
Anten 3 không có vùng phủ. sóng yếu khu vực phủ sóng của anten này.

    Đây là trường hợp nghiêm trọng của 4G. Nhưng đây là vấn đề mới phát sinh khi có 4G, nó sẽ đặc biệt khó khăn hơn nữa nếu triển khai 2 lớp mạng 4G là 1800 và 2600.

Đấu 1 RRU 4G cho cả Anten 4G thường và Anten Twin Beam.

Đấu 1 RRU 4G cho cả Anten 4G thường và Anten Twin Beam.

    Như các bài viết trước, Hoạt đã trình bầy 2 vấn đề là lắp sai loại Anten, swap nhau giữa 2 loại Anten. Ở bài viết này sẽ trình bầy một mức độ phức tạp hơn nữa là : 1 RRU được đấu nối cho 2 loại Anten Thường và Anten Twinbeam.  Ở 2 bài viết trước ta thấy việc đấu nối là thực hiện đấu thẳng RRU vào Anten theo cặp 1- 1, thì nay RRU được thực hiện theo kiểu đấu nối 1 RRU- 2 Anten.
Từ đó trên hệ thống người ta sẽ khai báo đúng CEll ID vào đúng loại Anten theo thiết kế.

    Hãy quan sát hình trên, ta sẽ tính độ phức tạp bằng phương pháp như sau:
1. Khả năng RRU đấu đúng vào anten là 1/3.
2. Khả năng đấu đúng chân của RRU là 1/2.
3. Khả nang dây quang CPRI đấu đúng vào RRU là 1/3.
Mặc định là khai báo đúng, thì khả nang tìm được dấu đúng là 1/3*1/2*1/3 là 1/18. Vậy chỉ có 6% xác suất là đấu đúng.
    Vì thế để kiểm tra, tối ưu trong trường hợp trên là khó khăn hơn nhiều. Bài viết này Hoạt cũng không nhắc lại các hậu quả của việc đấu sai và quy  trình khắc phục, vì các bài viết trước Hoạt đã trình bầy kỹ, mà chỉ muối nói rằng: Đây là tình huống có thật, trong qua trình tối ưu nâng cao tốc độ 4G thì người tối ưu phải lưu tâm,cần chuẩn bị kỹ để khắc phục.
Hình ảnh thực tế tại trạm bị lỗi
Trạm thực tế với vô số day quang CPRI, rất khó khăn cho việc xác định lỗi


Hình ảnh thực tế: Trạm 100m, sử dụng cách đấu nối như trên. Trong điều kiện tác nghiệm vô cùng khó khăn: Cột cao, Dây feeder, dây quang, trảo viba 1.2m bủa vây kín cột. Trên cột còn treo đủ loại anten 23G và của đối thủ chứ không chỉ có mỗi loại anten 4G.


Điều gì sẽ xẩy ra nếu swap dây quang giữa Anten 4G thường và 4G Twinbeam.


Bài viết trước Hoạt đã trình bầy và mô tả cho việc lắp đặt sai yêu cầu một Anten Twinbeam với 1 Anten thường cho 1 hướng phủ sóng cụ thể. Bài viết này, Hoạt trình bầy một trường hợp phức tạp hơn nữa. Đó là lắp đặt Anten đã đúng hướng và vị trí, những đấu nối dây qunag CPRI bị swap cho nhau.
Hình bên dưới là minh họa của đấu nối bị sai, hay còn gọi là swap dây quang CPRI.
Với đặc điểm khai báo như hình vẽ. Anten 1 là loại Twinbeam, Anten 2 là anten 4G thông thường.  Với mong muốn tăng dung lượng thì Anten 1 được khai báo 2 Cell là: Cell 1, và Cell 2. còn Anten thường chỉ khai báo 1 cell duy nhất là Cell 3. Việc tích hợp trên hệ thống sẽ thực hiện khai báo đúng như yêu cầu kể trên.

Trong thực tế triển khai. các Anten và các RRU sẽ được treo lên đỉnh cột cao, BBU được lắp trong phòng máy. Việc kết nối giữa RRU và BBU thông qua một sợi dây quang, gọi là dây CPRI, chúng được đánh địa chỉ để đảm bảo tích hợp đúng trên hệ thống.

Điều gì sẽ xẩy ra nếu đấu nối dây CPRI nhầm Port, swap Port cho nhau. Khi đó Thông tin cấu hình cho RRU 2 sẽ được phát trên Anten TwinBeam, và ngược lại.  Khi này Anten Twin Beam sẽ phát Cell 3, Anten thường 2 sẽ phát cả 2 Cell là 1 và 2.
Hệ quả là nhiễu bị tăng lên cho hướng sector2 vì nó phát 2 Cell cùng tần số và trùng nhau hoàn toàn về bút sóng, tốc độ người dùng sẽ bị ảnh hưởng giảm xuống. Anten Twin khi này chỉ phát 1 cell duy nhất là Cell 3. Bút sóng của anten Twinbeam hẹp hơn sẽ làm vùng phủ kém đi, không được như thiết kế, và tùy thuộc vào kiểu khai báo, nó làm mất luôn tính năng MIMO của 4G.

Vậy làm sao để phát hiện? làm sao để khắc phục? Quy trình phát hiện, quy trình khắc phục là việc làm rất vất vả, mất thời gian.
3 Bước thực hiện như sau:
1. Bước 1: Thực hiện xác định dây Feeder nối giữa RRU và Anten TwinBeam 4G.  Rút Modul Quang, Gọi điện NOC để xác định Cell nào bị tắt, Nếu NOC xác định Cell 3 bị tắt ta biết chắc rằng đẫ bị khai báo sai.
2. Bước 2: Tương tự như bước 1, ta Rút tiếp các Modul Quang còn lại trên RRU, và gọi điện lên NOC để xác định chính xác RRU đang phát Cell1 và Cell 2. Đây là phép thử vì trên cột sẽ có nhiều RRU.
3. Bước 3: Từ bước 1 và Bước 2, ta đã xác định chính xác 2 RRU swap cho nhau. Thực hiện vào phòng máy, kiểm tra xem ĐÈN LED của Modul quang nào đang bị tắt phần thu( RX của ĐÊN LED).  Thực hiện swap 2 Modul quang trong phòng máy cho nhau, đồng thời cắm lại 2 Modul quang trên Cột lắp RRU.

Cuối cùng là gọi điện cho NOC để xác nhận tình trạng phát sóng, và dịch vụ của các Cell.


Hình ảnh thực tế khắc phục tại trạm. Đây là trạm tự đứng, cột Hapulico 30m với 3 Anten Twin 3G, 5 Anten 4G, và 1 Anten Twinbeam cho 4G.  Trên đỉnh cột lắp 11 RRU, hệ thống dây Feeder cuộn như mạng nhện. Vì thế để tìm đúng Anten, lần đúng dây Feeder đấu nối trong điêu kiện vị trí đứng của cột Hapulico là việc làm rất vất vả.






Tại sao lắp đặt anten Twinbeam cho 4G hay bị sai?


Trong 3G. Trong quá trình khai thác, ta chỉ gặp anten với 2 Port. khi lưu lượng cao hơn, thì người ta sử dụng Anten twinbeam cho 3G.

Nhưng 4G là vấn đề khác. với anten thông thường đã là 4 Port, gấp đôi số lượng Port của anten 3G. Và tương đương với Anten twinbeam.

Chính số lượng PORT anten của 4G bằng với số lượng PORT của anten TwinBeam đã làm cho quá trình khai thác, lắp đặt dưới trạm bị nhầm lẫn.

anh em lắp đặt, hạ tầng nhà trạm thường nghĩ đơn giản rằng cùng có 4 Port thì chúng giống nhau cả. Điều này hoàn toàn đúng, vì khi lắp đặt, khai báo chúng không có cảnh báo, Trạm vẫn phát sóng tốt.
Chính điều này làm cho các yêu cầu lắp đặt anten TWINBEAM cho 4G đã bị làm sai, vẫn lấy Anten 4G thông thường để thực hiện cho các yêu cầu lắp anten Twinbeam. NHƯNG hiệu năng bị ảnh hưởng nghiệm trọng. 2 lớp tần số 4G bị trùng lắp hoàn toàn lên nhau, sóng vô tuyến của 2 lớp mạng cùng 1 tần số bị trung lắp lên nhau, gây ra nhiện tượng nhiễu mạnh RSRQ bị tồi 3dB so với thông thương. Tốc độ 4G bị suy giảm, nhiễu cao hơn gây ra cảm nhận sóng 4G kém.

Bài viết này của Hoạt, chia sẻ quan điểm, có cái nhìn thêm về khai thác 4G.

Tại sao máy hiện 4G và máy hiện 4G+

Tại sao máy hiện 4G+

    Trong quá trình sử dụng dịch vụ 4G, ta thấy đôi khi máy hiện biểu tượng LTE hoặc LTE+. Vậy chúng khác nhau thế nào?
Nếu các bạn có được biểu tượng LTE+, Hoạt xin chúc mừng các bạn vì các bạn đã có máy điện thoại tốt, và được phục vụ bởi mạng lưới di động 4G tốt.
"+" là viết tắt của chữ Advanced, tức là 4G tăng cường.  Với tính năng này thì tốc độ máy của bạn cao gấp đôi so với LTE.  Tại sao nó làm được điều đó? Như các bài viết mà Hoạt đã chia sẻ, 4G được cấp nhiều băng tần khác nhau, 1800Mhz và 2600Mhz.  Tốc độ dữ liệu củacác bạn chỉ được truyền  trên băng 1800 HOẶC 2600 thì các bạn chỉ có thể là LTE, nhưng dữ liệu người dùng được sử dụng ĐỒNG THỜI trên băng tần 1800 và 2600 thì các bạn sẽ có LTE+.

Hinh: Kỹ hiệu mạng 4G khác nhau trên máy điện thoại.

What is 4G+

4G+ is another name for LTE-A, LTE-Advanced or 4.5G and it’s basically a faster version of 4G. It works through carrier aggregation(CA), which allows 4G phones to receive data from multiple bands in the 4G spectrum.
So while standard 4G only uses one band at a time, 4G+ can combine two bands for increased speeds. In EE’s case it’s the 1800MHz and 2.6GHz bands which are being combined.
Nhà tài trợ: Gốm Lạc Việt

Tại sao nâng cấp dung lượng cho trạm 4G nhưng tốc độ lại kém đi?

Tại sao nâng cấp dung lượng cho trạm 4G nhưng tốc độ lại kém đi?

    Khi người dùng 4G Data cao vượt quá khả năng của 1 Tủ 4G, thì việc nâng cấp thêm 1 Tủ 4G nữa là cần thiết để đảm bảo nhu cầu của người dùng.

    Hãy đọc các bài viết sau để hiểu thêm về 4G.
Tại sao CSFB PSR bị suy giảm sau khi nâng cấp
OFDM Mô phỏng các tín hiệu trực giao
Tại sao muốn chậy được MIMO thì các Anten phải cách nhau nguyên lần bước sóng.

    4G không giống như các công nghệ 2G và 3G. Việc nâng cấp 4G phải sử dụng 1 TỦ COSITE với tủ trước đó, TỦ này có thể là khác tần số, hoặc cùng tần số đồng thời với việc thay thế loại anten mới là Twinbeam.
    Để tích kiệm Anten, giảm tải trọng cho cột thì phương án thường sử dụng là sử dụng bộ Combiner để ghép 2 TỦ 4G, ví dụ như Ghép tủ 4G 1800 với tủ 4G 2600 vào hệ thống anten cũ thông qua bộ Combiner.
Mô hình đấu nối thực tế giữa 2 loại tủ và bộ Combiner thực tế
Hình ảnh Kỹ sư phân tích nguyên nhân lỗi và giải pháp khắc phục.

    Câu hỏi ở đây là: Bộ COMBINER ảnh hưởng tới MIMO như thế nào?

Khi sử dụng Bộ COMBINER ta thấy ngay các tác hại:
1. Bị suy hao mạnh qua bộ Combiner( từ 1 tới 3 dB) tức là max sẽ mất 1/2 công suất phát.
2. Đấu nối phức tạp, thay vì 1 đoạn Feeder đấu thẳng lên Anten, ta phải đấu vòng vèo vào bộ Combiner. Trong thực tế các dây Feeder có độ dài chuẩn, không cắt ngắn hơn lên thực tế chúng bị cuộn thành nhiều vòng trên đỉnh cột, gây suy hao nhiều hơn thực tế nhiều( suy hao feeder loại 1/2 inh là 11dB/100m).
3. Dẽ bị đấu nhầm dây Feeder, hay tưởng tượng. với 1 tủ 4G thông thường, 1 sector cần 4 dây feeder, thông qua bộ Combiner ta cần số lượng gấp đôi, với gấp đôi số lượng conector. Trong 1 đỉnh côt có rất nhiều sector như vậy, cộng với các công nghệ hiện hữu 2G ,và 3G thì khả năng sai sót trong lắp đặt nhiều như thế nào.
       Hãy đọc lại về công nghệ MIMO, nếu tín hiệu yếu thì MIMO sẽ chậy theo trạng thái DIVERSITY hoặc chế độ truyền SONG SONG để tăng tốc độ.
Nếu ta đấu nối 4G kiểu 2T4R thì nhận thấy, nếu đấu nối qua bộ Conbiner thì việc suy hao qua bộ này đã triệt tiêu lợi ích của việc đấu 2T( 2 T làm tăng công suất theo kiểu Diversity lên 3dB).  mà chú ý 1 điều rằng lưu lượng theo chiều xuống, tức là chiều sử dụng tính năng 2T trong một mạng lưới thực tế chiếm 92%(Data volumme DL), một đại lượng mà ta phải quan tâm chính trong quá trình tối ưu. Về chiều lên chiếm 8% lưu lượng, thì cũng bị triệt tiêu bởi việc suy hao của Combiner.
    Nếu các bạn đọc bài viết của tôi về việc bố trí các anten cách nhau nguyên lần của 1/2 bước sóng thì mới chậy được MIMO, nhưng khi sử dụng bộ Combiner đã làm cho các tín hiệu ghép thành 1 đường, yêu cầu bắt buộc này bị vi phạm.
    Từ các phân tích trên, tôi đã thử nghiệm giải pháp cắt bỏ bộ Combiner trong quá trình đấu nối, chuyển từ 2T4R sang 2T2R. quá trình này giúp cắt bỏ suy hao cho đường xuống cái mà gánh gới 92% lưu lượng Data, để cải thiện tín hiệu, giúp tăng tỉ lệ sử dụng MIMO cho đường xuống.
Kết quả tỉ lệ MIMO khi bỏ đi bộ COMBINER, chuyển đấu nối từ 2T4R sang 2T2R.

Tại sao CSFB PSR suy giảm sau khi nâng cấp tần số?


Tại sao CSFB PSR suy giảm sau khi nâng cấp tần số?
( Bài viết mang tính học thuật, những con số được đưa ra mang tính tham khảo khi áp dụng vào trong các mô hình cụ thể).
Với 4G, khi dung lượng tăng cao, để đáp ứng cho nhu cầu ấy, người ta thường nâng cấp tần số,khi đấy tổng dung lượng đáp ứng cho một khu vực địa lý cụ thể sẽ được tăng cường. Vậy tần số ở đâu mà nâng cấp? Theo công nghệ 4G ta có các băng thông là 1.4Mhz, 3Mhz, 5Mhz, 10Mhz, 15Mhz, 20Mhz. giả sử một nhà mạng nào đó được cấp băng thông là 13Mhz thì ban đầu họ sử dụng 10Mhz, khi nhi cầu tăng cao, họ tiếp tục sử dụng 3Mhz còn lại để nâng cấp. Hoặc trường hợp phổ biến hơn là họ được cấp phép băng thông 10Mhz cho tần số 1800, 5 Mhz còn lại ở tần số 900. Với khu vực lưu lượng cao, họ kết hợp cả hai băng tần này để phục vụ một khu vực địa lý cụ thể. Để tránh Ping pong, thì khi quy hoạch TA, các Cell trong cùng địa lý sẽ được quy hoạch cùng TA, và khi đấy Tải Paging được đổ về các cell là như nhau cho các tần số khác nhau. Nhưng mức độ chịu tải Paging của các tần số khác nhau thế nào? Với tần số có băng thông 5Mhz và tần số có băng thông 10Mhz thì dung lượng đáp ứng cho bản tin Paging có giống nhau? Bài viết này Hoạt sẽ phân tích các yếu tố này, để chi ra một nguy cơ là việc nâng cấp thêm tần số có băng thông thấp, làm tăng nguy cơ nghẽn bản tin Paging làm giảm chỉ số CSFB PSR.
Chúng ta hãy tập trung xem sét Tải paging của  EnodeB, của 2 loại băng thông vô tuyến là 5Mhz và 10Mhz.
Tải Paging của EnodeB được xác định bởi công thức:
CenodeB= min( Tải CPU của enodeB, Khả năng nghẽn kênh Paging cho phép, Tải cho phép của Kênh PDSCH, tải cho phép của kênh PDCCH). Số lượng các kênh vật lý SHARE và COMMON phụ thuộc vào băng thông vô tuyến, vì thế số lượng bản tin Paging mạng trên hệ SHARE và kênh COMMON cũng sẽ khác nhau cho các băng thông vô tuyến. Trong bài viết này ta chỉ quan tâmtới ba yếu tố này,  yếu tố CPU của eNodeBlà các yếu tố chung cho các băng thông vô tuyến, ta không đề cập ở đây.
Về tải kênh PDSCH.
C­­PDSCH= 100nsB.Frame x LPDSCH max/(3+0.32(nPDCCH Sym-1))
Với nsB.Frame là số khối sô tuyến khả dụng được lập lịch. Với băng thông 5Mhz thì nsB.Framebằng 250, với băng thông 10Mhz thì nsB.Framebằng 500.NPDCCHsymlà số lượng symbol khả dụng cho kênh PDCCH, giá trị này bằng 2 cho cả băng thông 5Mhz và 10Mhz.
LPDSCH Max là tải Maximum của kênh PDSCH được phép mang bản tin Paging.  Đây là giá trị chủ quan của nhà mạng, giá trì này thông thường không vượt quá 5%.
Thay số vào công thức ta có: với băng thông 5Mhz thì Tải paging cho kênh PDSCH là 376 paging/s, còn với băng thông 10Mhz thì tải Paging cho kênh PDSCH là 753 paging/s.
Về tải kênh PDCCH.
CPDCCH= -100nPO.frame x ln[1- nCCEframe x LPDCCH max/4nPO.frame] với BW <= 3MHz.
CPDCCH= -100nPO.frame x ln[1- nCCEframe x LPDCCH max/8nPO.frame] với BW >3 MHz.
nPO.Frame là số lượng bản tin Paging chiếm trong 1 khung SFN, theo chu kỳ DRX, được ký hiệu là nB.
nCCEframe là số lượng kênh Control channel element khả dụng cho một khung OFDMA. Nếu PDCCH symbol bằng 2 thì nCCEFrame  = 120 với băng thông 5Mhz, bằng 250 với băng thông là 10Mhz.
­LPDCCH max là tải kênh PDCCH maximum cho phép, đây là giá trị khai thác của  nhà mạng, thông thường không lên quá 5%.
Biểu đồ sau minh họa cho các trường hợp nPO.Frame(nB/T), với giá trị nB= T( tức là mỗi SFN đều có Block cho Paging). Thì ta thấy số lượng bản tin cho phép trên kênh PDCCH là gấp đôi nhau với băng thông từ 5Mhz sang 10Mhz.  Với cùng xác suất nghẽn Paging.




Xác suất nghẽn Paging.
Xác suất nghẽn paging được giả thiết tuân theo phương trình Poisson.
Pblocking.Max = 1- (Rmax-e­­­­­-Cblocking.POx)/C­blocking.RO
Với Rmax là số lượng bản tin paging được truyền trong một PO( liên quan tới thạm số Maxnoofpagingrecords), Cblocking.PO. là số lượng bản tin Paging được truyền trong 1 PO với xác suất nghẽn. với băng thông vô tuyến khác nhau thì Rmax là khác nhau, với băng thông là 5Mhz thì Rmax =7, với băng thông là 10Mhz thì Rmax là 16.
Công thức: Cblocking = Cblocking.PO x 100nB/T
Dựa vào công thức ở trên, ta xây dựng biểu đồ tương quan giữa xác suất nghẽn, Rmax với bản tin truyền Paging/ PO như sau:
Biểu đồ này chỉ rõ, với cùng xác suất nghẽn là 2% thì với Rmax =7 ta có Cpaging là 4 pagings/PO. Còn với Rmax = 16 ta có Cpaging là 12 paging/PO.



Kết luận chung. Ta thấy rằng băng thông vô tuyến khác nhau sẽ làm cho dung lượng Paging khác nhau, với băng thông vô tuyến tăng gấp đôi thì dung lượng Paging cao hơn từ 2 tơi 3 lần.  Vì thế khi  nâng cấp một băng thông hẹp hơn nhàm tăng dung lượng Data 4G cần xem xét tới yếu tố tải Paging để điều chỉnh TA cho phù hợp.

Mô phỏng các tín hiệu trực giao của công nghệ OFDMA

Mô phỏng các tín hiệu trực giao của công nghệ OFDMA

    Trong mô hình OFDMA, thì các tín hiệu đầu vào trực quan với nhau. Việc các tín hiệu trực quan với nhau đảm bảo các dòng thông tin không gây nhiễu cho nhau, đầu ra sau khi thực hiện biến đổi Fourier sẽ thu được dữ liệu gốc. Nhằm tạo cho bạn đọc đơn giản trong việc hiểu và tiếp cận công nghệ OFDMA, Hoạt xây dựng phương pháp mô phỏng tín hiệu đơn giản như sau:


File hướng dẫn cụ thể bằng exel mọi người có thể download theo đường dẫn phía dưới.

Với phương pháp này, các bạn sẽ đơn giản nhìn được tín hiệu trực giao là thế nào, và các bạn sẽ tự đánh giá trong một chu kỳ của tính hiệu thì giá trị nhận được là bao nhiêu? cũng như độ mịn của tín hiệu tùy theo bạn điều chỉnh bước trải tín hiệu theo mong muốn. Đây là việc làm đơn giản, với khi vọng cung cấp một ý tưởng để các bạn đọc phát triên lên tầm cao mới

Cải thiện chất lượng thoại với công nghệ VoLTE


Cải thiện chất lượng thoại với công nghệ VoLTE.


    Việc truyền thoại thông qua mạng viễn thông là thông dụng, giao tiếp thoại thông qua mạng viễn thông được khách hàng chấp nhận được vì nó đảm bảo người nghe nói hiểu nhau về nội dung, nhận biết về nhau thông qua âm sắc( giọng Hải dương, hay giọng Thái Bình v.v…), đảm bảo về việc đáp ứng theo thời gian thực, tức là phản ứng của người nghe thông qua mạng viễn thông giống với người nghe khi nói chuyện trực tiếp bên ngoài.
Việc truyền thoại thông qua mạng viễn thông gặp phải 2 vấn đề:
1. Tài nguên mạng là hạn chế, vì thế tín hiệu thoại phải được “ xử lý” một cách khôn nghéo đảm bảo chỉ truyền đi những âm sắc quan trọng cho người nghe, và loại bỏ những âm sắc không cần thiết. Điều này giúp cho tài nguyên mạng sử dụng là ít nhất, thời gian truyền tới người nghe là ít nhất.
2. Đảm bảo tính thời gian thực. Nghe nói phải tự nhiên như khi nói truyện trực tiếp, vì thế các kỹ thuật truyền số liệu thông dụng như truyền lại dữ liệu sai là không được sử dụng, chấp nhận để người nghe bị méo, nếu người nghe không đoán được nghĩa thì sẽ hỏi lại người nói.( anh nghe thấy tôi nói không, hay anh gửi tôi tiền ấy à v.v…)
    Vì các vấn đề trên, ủy ban viễn thông quốc tế đã xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thoại gọi tắt là MOS( MEAN OPINION SCORE). SCORE: Điểm số, OPINION: quan điểm/ đánh giá của người nghe, MEAN: Đại diện/ đặc trưng.( https://www.itu.int/rec/dologin_pub.asp?lang=e&id=T-REC-P.800.1-201607-I!!PDF-E&type=items).
    MOS được xây dựng có giá trị từ 1 tới 5, 5 ứng với chất lượng thoại tuyệt vời, còn 1 là tồi tệ. MOS được xây dựng thế nào?
    Thứ nhất, họ chọn tập người tham gia đánh giá cảm nhận của từng người nghe về các mẫu thoại biết trước được truyền thông qua môi trường viễn thông. Mỗi người sẽ chấm điểm từ 1 tới 5 theo quy định. Tất nhiên để quá trình trên là khách quan và kiểm chứng được thì các mẫu thoại được thiết kế trước với các mẫu như sau:
You will have to be very quiet.
There was nothing to be seen.
They worshiped wooden idols.
I want a minute with the inspector.
Did he need any money?
Thứ hai, họ cho máy chấm tự động, sử dụng thuật toán để tinh chỉnh giá trị với cách đáng giá bằng người như trên.
Bằng quá trình này ta có phép đo MOS bằng máy chính xác.

    Hiện nay, khách hàng có thể truyền thoại qua 2G, 3G và sử dụng các ứng dụng miễn phí như Viber, Zalo,…(gọi tắt là OTT), 4G thì sử dụng nền tảng VoLTE(hiện nay khi sử dụng 4g máy chuyển lại về 3G để thực hiện cuộc gọi). Vậy công nghệ nào cho chất lượng thoại tốt nhất, điểm MOS cao nhất? Với phân tích đặc tính thoại như trên, tôi nghĩ rằng mọi người hoàn toàn có thể đoán được VoLTE sẽ có điểm MOS tốt nhất, vì với tốc độ 4G cao hơn nhiều so với các công nghệ cũ, sẽ dễ dàng mang đầy đủ âm sắc của người nói tới người nghe môt cách nhanh chóng.
Hình vễ dưới đây là giá trị MOS của cuộc đàm thoại sử dụng các công nghệ khác nhau. VoLTE cho kết quả gần như tuyệt hảo.
Phân bố điểm MOS của mẫu đo kiểm thực tế.

4G: các anten phải cách nhau nguyên lần của một nửa bước sóng

Tại sao các anten thu phát của thiết bị 4G phải cách nhau nguyên lần của một nửa bước sóng Ʌ/2

Trong cộng nghệ vô tuyến 4G, thì một tính năng phải có để nâng cao hiệu quả phổ tần là MIMO( nhiều đầu vào và nhiều đầu ra). Nếu không có tính năng này thì công nghệ 4G còn thua 3G về hiệu quả sử dụng phổ tần số. Vì thế có thể nói, không có MIMO thì không có 4G.
MIMO là quá trình sắp xếp nhiều anten phát và thu cho 1 máy di động. Các anten này sẽ phát cùng dải tần số được cấp phát, tại sao nó lại làm được việc này mà không gây nhiễu cho nhau?
Sóng di động là một loại sóng, vì thế nó có tính chất giao thoa. Các sóng cùng pha thì biên độ sóng được tăng cường, nếu ngược pha thì triệt tiêu nhau. Dựa vào tính chất này, người ta sẽ bố trí các anten phát cách nhau một nửa bước sóng Ʌ/2, khi này tín hiệu không mong muốn sẽ bị triệt tiêu tại nguồn thu, và ta sẽ chỉ thu được tín hiệu có ích. 
Công thức toán học như sau: sin(xi)+sin(xi- pi) = 0, với sin(xi) là sóng ban đầu, sin(xi-pi) là sóng bị chậm pha Ʌ/2. 

Hình trên Hoạt đã sử dụng phương pháp rời rạc hóa tín hiệu cho 1 chu kỳ tín hiệu 100 lần. Để minh họa cho phương trình toán học sin(xi)+sin(xi-pi)=0.


Hình: Mô hình MIMO đơn giản, sắp xếp các anten cách nhau một nửa bước sóng.







Vùng phủ sóng di động là gì?


Vùng phủ sóng di động là gì?

Sóng di động là 1 loại sóng điện từ, có cường độ mạnh yếu khác nhau với các vị trí thu khác nhau.
Hình:Bản đồ vùng phủ sóng 3Mbps dịch vụ di động 3G cho khu vực cụ thể.
    Để có được bản đồ sóng điện từ di động chúng ta cần 5 thông tin sau:
1.      Bản đồ số, xác định khu vực có dân sinh sống, mức độ tập trung của dân số( clutter) và khu vực không có dân.
2.      Mô Hình truyền sóng: việc mô phỏng là 1 quá trình dự đoán( Prediction), để có thể dự đoán cường độ trường tại 1 vị trí nào đó trên bản đồ số thì cần 1 quá trình thực nghiệm tìm cường độ trường thu được sau khi đã cho máy phát với 1 công suất biết trước. Về tổng quát Mô hình truyền sóng có 3 nhóm tham số là nhóm tham số đại diện cho tần số phát, nhóm tham số đại diện cho việc tín hiệu có hiệu ứng  qua các vật cản, và nhóm tham số cho việc tín hiệu bị suy hao do mật độ các khu vực dân cư khác nhau.
3.      Suy hao nhà cửa của các khu vực dân cư là khác nhau. Với mỗi một khu vực dân cư thường có các đặc chưng là độ cao nhà, kiến trúc nhà liên quan tới vật liệu xây dựng, mật độ xây dựng. Với nhóm dân cư này thì chung ta đang sử dụng 1 loại suy hao indoor –ourdoor làm đại diện. Một Tỉnh thường có từ 11 tới 13 nhóm đại diện suy hao indoor –ourdoor như thế.
4.      Cơ sở dữ liệu nhà trạm. Thông tin này cho chúng ta biết được vị trí máy phát, phương(titl), hướng, độ cao và công suất của máy phát.
5.      Cuối cùng là bản đồ sóng của dịch vụ. Mỗi dịch vụ quy phạm mức độ mất sóng và có sóng khác nhau. Biết được dịch vụ thì ta mới định ra được đâu là tín hiệu mất sóng của dịch vụ đấy.

Hình trên cho ta thông tin vùng có sóng, vùng mất sóng của 3G 1Mbps khu vực nông thôn STG, nhìn vào bản đồ sóng chung ta thấy:
è Vùng sóng vô ích là chiếm chủ đạo, với Khu vực NT thì diện tích vùng có sóng vô ích chiếm tới 95% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoáng, không che chắn bởi nhà cửa, không có dân sinh sống. Sóng ơ đây rất tốt.
è Vùng mất sóng thuộc vào khu vực dân cư, khu vực mất sóng là lốm đốm, không liền mạch, phân tán.
Từ hình trên ta thấy vùng vô ích luôn có sóng, chiếm 1 diện tích áp đảo trong khu vực phủ sóng. Thứ nữa là sóng chỉ có giá trị khi nó phục vụ người dân, khu vực có dân sinh sóng làm việc. Vì thế vùng phủ sóng được xác định là vùng phủ trong nhà của khu dân cư, với 95% số mẫu tín hiệu thu được tại vùng này tốt hơn ngưỡng dịch vụ yêu cầu- 95% là tiểu chuẩn hiện thời.
Cũng từ đây ta xác định vùng phủ sóng của 1 cell, xác định đường kính của 1 cell phủ được như sau:
-          Là vùng phủ sóng trong nhà của khu dân cư cell phục vụ, với 80% số mẫu tín hiệu thu được tại vùng này tốt hơn ngưỡng tín hiệu dịch vụ yêu cầu. Đường kính của cell phục vụ là khoảng cách từ chân trạm tới vị trí biên vùng phu sóng được xác định theo tiêu chuẩn trên.

Vùng phủ của 1 cell đảm bảo 80% số mẫu tín hiệu, thì vùng phủ của cụm dân cư được phục vụ bởi nhiều cell chồng lấn nhau sẽ là: Hoặc vùng phủ cell 1 hoặc vùng phu cell 2- vùng phủ cell 1 và vùng phủ cell 2, ta có: 80% +80% -80*80= 96%. Tức là vùng phủ của 1 cell đạt 80% thỉ cả vùng sẽ đạt 96%.

Nhà Tại trợ nội dung: Gốm lạc việt GỐM SỨ BÁT TRÀNG