Sự chuyển dịch vô tuyến theo nhận thức của cộng đồng

 Mạng di động ngày nay thường được hiểu là các công nghệ mạng di động 2G, 3G, 4G, hay 5G… Với thiếu bị người sử dụng là một chiếc điện thoại kèm với SIM.

Mang di động được thiết kế đang mang thông tin, với khái niệm truyền thống là Tín nhắn SMS, Thoại Voice và dữ liệu Data.

Việc phân chia 3 kiểu dịch vụ mang là SMS, VOICE, DATA được khỏi phát từ khi thiết kế mạng di động, Ngày nay với các ứng dụng OTT và Internet tốc độ cao, việc phân chia thành 3 dịch vụ mang như trên, thì nhiều người thấy rất khó hiểu, và thấy rằng thật lỗi thời. Ngày nay tôi còn thấy nhiều người trao đổi với nhau bằng đoạn ghi âm( recorder), thấy rất thú vị, và thời đại.

          Năng lực tính toán của chip tăng gấp đôi trong 3 năm, hiện nay năng lực tính toán của chip tương đương với các siêu máy tính cách đây chục năm, Chính vì năng lực này và khả năng sản xuất, giá thành rẻ đi. Theo đó những thuật toán phức tạp như biến đổi Fourier, MIMO, Beamforming… được xử lý trong những thiết bị rẻ tiền. Điều này giúp gia tăng hiệu suất, hiệu quả sử dụng phổ tần số lên nhiều lần, Vì vậy, với cùng một kênh tần số hữu hạn, tốc độ dữ liệu có thể tăng thêm nhiều lần giúp tăng chất lượng dịch vụ, cũng như nhiều ứng dụng được sử dụng. Hãy để ý tới ngay những thiết bị các bạn sử dụng là máy di động, là các thiết bị Router, AP trong gia đình các bạn sẽ thấy rất rõ sự thay đổi này. Tôi cũng khuyên nghị các bạn hãy thay thế thiết bị này cứ sau 3 năm sử dụng để nhận được những dòng thiết bị chất lượng hơn.

Ví dụ về một thiết bị AP, mà bất kỳ người dân nào cũng có thể mua, nhưng sở hữu những tính năng thời đại.

          Công nghệ mạng di động ở những giai đoạn đầu có mưc độ tập trung cao. Việc sử lý thông tin ở những lớp cao hơn trong mô hình OSI phải được xử lý ở những mạng core trung tâm, đặt tại những tổng đài quan trọng thuộc Node mạng quan trọng, thuộc về sử hữu của nhà mạng. Với các node mạng quyên thuộc như sMSC, MMSC, hay như node truyền dẫn DWDM.

          Ngày nay, công nghệ mạng di động chuyển hẳn sang phân tán, từ phân tán về phần cứng, cấu trúc, tới phân tán về mặt chức năng. Với đặc điểm thiểt bị như RRU, miniDWDM, Công nghệ vô tuyến SRD…, do yêu cầu độ trễ thấp và khả năng đáp ứng, xử lý phần cứng tốt hơn, rẻ hơn lên những lớp cao hơn trong mô hình OSI được đẩy hẳn xuống cho lớp truy cập xử lý. Công nghệ Cache cũng dần được phân tán hóa, với dung lượng bộ nhớ lớn hơn, và rẻ hơn làm cho việc Cach ngay tai lớp truy cập cũng ngày càng đơn giản hơn.

          Chúng ta hãy để ý rằng, bản chất của con người là trao đổi thông tin thường xuyên hơn ở cùng một nhóm người có cùng mối quan hệ, ví dụ người cùng một gia đình trao đổi thường xuyên hơn với người hàng xóm, các nhân viên trong cùng một công ty trao đỏi thường xuyên hơn với các nhân viên khác công ty. Các thành viên trong một làng/ xã hay trao đổi với nhau hơn giữa các thành viên khác làng/xa nhau. Hãy nói rộng ra là trao đổi thông tin của những người trong cùng một quốc gia là lớn hơn rất nhiều giữa hai thành viên của hai quốc gia. Chính vì thế các thủ tục truyền thông, cũng như nội dung được khép kín tại ngay lớp truy cập sẽ tích kiệm và nhanh hơn rất nhiều so với kiểu thiết kế tập trung trước đây. Về bản chất nội dung cũng cho ta kết quả tương tự, khoảng 20% số lượng nội dung được sử dụng trong không gian mạng là chiếm tới 80% băng thông. Các bạn có thể kiểm chứng ngay trên youtube thì sẽ rõ. Với cùng một bài hát, có bài hát xem tới 10 triệu lượt view, nhưng có bài hát chỉ vài trăm lượt view. Nội dung của bài hát này được lưu tại một server đâu đó trong không gian mạng, trước kia để nghe bài hát đó, thì ta đều cần truy cập và cần đường truyền từ serve tới tận khách hàng cần nghe. Vậy điều gì sẽ xẩy ra nếu ta lưu ngay nội dung bài hát đó tại Cache của khách hàng, như vậy băng thông đường truyền là không cần thiết nữa, Vậy với việc chỉ lưu trữ bài hát theo trend, với 20% tổng số nội dung có người dung hay sử dụng ta đã làm giảm tới 80% băng thông đường truyền.

          Về nhận thực, hay xác thực tài khoản. Trước kia, việc xác thực đều phải thông qua một số định dạng bằng SIM. Số điện thoại di động, Cái việc này như luật bất thành văn vậy, làm cho quyền lực thuộc về nhà mạng và thuộc sự quản lý của nhà nước. Nhưng hiện nay các bạn thấy rằng dần xuất hiện những kiểu nhận thực mới, là thông qua mã QA code, thông qua xác thực bởi Email, nhận thực thực qua thiết bị phần cứng OTP, hay cả eSIM.  Điều này sẽ giúp phân tán quyền lực tốt hơn, nhiều ứng dụng sẽ được tham gia phục vụ khách hàng. Ngay nay, ngay cả những giao dịch quan trọng như ngân hàng, thì việc đổi hỏi xác thực qua tín nhắn, số điện thoại đã không còn nữa.

          Lượng thông tin được truyền trên không gian mạng tăng gấp đôi sau mỗi 2.5 năm. Sự bùng nổ này đến từ số hóa và đưa lên không gian mạng mọi khía cạnh của đời sống, chất lượng nội dung tăng lên, nhu cầu tăng lên và ngày càng nhiều người tiếp cận được với dịch vụ mạng hơn nhờ giá thành dẻ hơn của dịch vụ, cũng như thiết bị đầu cuối. Hiện nay không chỉ con người mới sử dụng mạng viễn thông, mà sự tăng lên nhanh chóng của các thiết bị IOT cũng tham gia vào quá trình này, đơn cử các bạn có thể quan sát Camera an ninh được lắp đặt ngày một dầy đặc là một ví dụ, làm cho tốc độ gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông cao hơn nữa.

          Vậy nhà mạng làm gì để đáp ứng với nhu cầu đó, việc triển khai 3G, 4G và 5G,… cùng với việc sử dụng các công nghệ anten giúp tăng hiệu quả phổ tần số lên, giúp cho số lượng bít dữ liệu được truyền trên 1 HZ băng thông tần số cao hơn. Không những cải thiện mạnh về công nghệ, số lượng vị trí trạm thu phát song cũng tăng mạnh, trước kia khoảng cách trạm – trạm thu phát song trong thành phố là 500m, thì nay đã giảm xuống còn nhỏ hơn 200m. Theo dự đoán của chuyên gia và công nghệ tần số cao được đưa vào sử dụng, thì khoảng cách giữa 2 trạm thu phát sóng phải giảm hơn nữa. Số lượng trạm thu phát vô tuyến tăng lên, sẽ kéo thêm gạnh nặng khủng khiếp cho nhà mạng. Cho chi phí thuê vị trí đắt trạm khi mặt bằng thuê đắt đỏ, chi phí điện, cũng như các chi phí vận hành và bảo trì….

          Vì vậy việc đẩy trách nhiệm cho phát triển phổ cập công nghệ, thúc đẩy công nghệ truyền tải cho một vài nhà mạng sẽ đẩy gánh nặng khủng khiếp cho họ. Hoặc nếu nhà mạng thiếu năng lực, sẽ làm chậm sự phát triển của công nghệ, cái mà người tiêu dùng có thể được hưởng. Với những phân tích ở trên, thì người đọc có thể đoán được tương lai rồi, phải chăng việc lựa chọn công nghệ, sử dụng công nghệ sẽ tiến tới phụ thuộc vào từng cá nhân, doanh nghiệp hoặc cộng đồng.

          Hãy cùng nhớ lại về công nghệ 2G truyền thống, đường truyền dẫn TDM. Ta chỉ cần một đường truyền 2Mbps là đủ để mang thông tin một trạm thu phát vơi cấu hình max thời điểm ban đầu là 12 TRX. Với đường truyền 2Mbps này có thể đảm bảo cho 48 cuộc gọi đồng thời với tốc độ thoại là HR. Thời điểm đó, tôi sử dụng dịch vụ này thật là hạnh phúc, chất lượng thoại MOD cũng khá tốt( khoảng 3.2/ Max là 4.5). Hãy nhớ là 2Mbps là 48 người có thể sử dụng đồng thời.

          Tiếp theo ta hãy nói về Video. Ta cần tối thiểu khoảng 120kbps đường truyền cho dịch vụ video thời gian thực, kiểu như các bạn gọi Zalo cho người thân, với dịch vụ Video HD thì tốc độ cần cao hơn, có thể là tới 4Mbps, hoặc hơn nữa. NHƯNG ngày nay với cùng đường truyền 120kbps sẽ cho ta được chất lượng Video tuyện vời hơn nhiều. Với công nghệ, thuật toán hoặc AI xử lý dữ liệu nguồn video sẽ đảm bảo chất lượng tuyệt hảo, bằng việc hạn chế hoặc KHÔNG truyền dữ liệu dư thừa, mà thuật toán chỉ cho phép truyền những thông tin hữu ích trên đường truyền 120kbps này, đầu cuối sử dụng những thuật toán tiên tiến, với những bộ nhớ và bộ xử lý tốt làm việc còn lại để khôi phục hình ảnh sắc nết. Nhiều bạn đọc đến đây thấy khó hiểu phải không? Hãy đứng trước gương và quan sát. Nếu ta liên tục mã hóa các điểm ảnh Pixel và truyền đi toàn bộ khung hình trong gương với tốc độ là 24 khung hình/s. Để video được sắc nét thì điểm ảnh Pixel cần min và nhiều bit/pixel hơn. Dẫn tới tốc độ đường truyền cần thiết là cao hơn. Nhưng các bạn thấy gì khi soi gương? Bàn ghế trong phòng không thay đổi theo thời gian, các vật dụng cũng vậy, phải chăng là thi thoảng các bạn nháy mặt hoặc đung đưa tay? Phải chăng nếu ta chỉ truyền ban đầu là một bức ảnh thật sắc nét, các lần sau ta chỉ truyền những cái thay đổi thì đường truyền không cần phải lớn mà chất lượng video cũng thật là sắc nét. Như vậy việc sử lý dữ liệu nguồn đã giải quyết được chất lượng video với băng thông hạn chế. Phương pháp này gọi là nén dữ liệu tại nguồn, đây là phương pháp cực kỳ hữu hiệu trong truyền thông tin liên hành tinh, nơi mà khoảng cách truyền thông tin tới hàng trăm triệu km. Theo tính toán, với cùng một chất lượng, thì việc xử lý dữ liệu nguồn đã tích kiệm băng thông truyền dẫn tới 5 lần. Hay ngược lại, ta có thể tích kiệm băng thông 5 lần, khi nhận cùng một chất lượng dịch vụ.

          Ngay nay với một gói cước GPON chỉ 10USD/ tháng, bạn có thể sử dụng băng thông đường truyền tới 100Mbps, các thiết bị, phụ kiện cáp, đầu chuyển đổi quang điện cũng vô cùng rẻ tiền và chất lượng cao. Đã giúp phổ cập Internet băng thông rộng tới các hộ gia đình. Có bao giờ chúng ta tự hỏi liệu 100Mbps sử dụng cho 1 gia đình có quá dư thừa? và với sự phát triển công nghệ tôi nêu ở trên, thì sự dư thừa sẽ càng tăng lên? Và cộng đồng dân cư, có thể sử dụng sự thừa này với thiết bị sẵn có để cùng nhau làm thành khu dân cư thông minh, và chia sẻ intenet? Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một cuộc cách mạng lớn. Việc xây dựng mạng lưới sẽ không chỉ dành cho những nhà mạng lớn, mà sẽ thuộc về cả hộ gia đình và cụm dân cư. Kỹ sư vô tuyến sẽ thực hiện sứ mệnh mới, là thiết kế, xây dựng, vận hành cho từng mạng vô tuyến đó.

Các vần đề của TowerCo hạ tầng cột anten cho nhiều nhà mạng

     Trong thời đại ngày nay, công nghệ 4.0 đã trở thành xu thế chung của nhân loại, sử bùng nổ thông tin, cũng như nhu cầu truyền thông tin trong thời gian thực ngày một lớn.

    Việc bình dân khả nang tiếp cận Công nghệ, đã kéo theo một lực lượng khổng lồ người dân được tham gia xử dụng các hạ tầng viễn thông.

    Chính nhu cầu to lớn đấy, đã kéo theo các công nghệ 4G, rồi 5G. Và tài nguyên tần số vô tuyến tiếp tục được khai thác ở mức tối đa. Từ mức chỉ sử dung những tần số dải tần thấp 900Mhz, tới nay các dài tần Miniwaves đã phải mang ra xử dụng cho di động. Chính vì vậy mật độ trạm thu phát sóng được đầu tư, tăng lên nhanh chóng, hạ tầng ngoại vi để xử dụng cho bộ thu phát, Anten, phát triển nhanh chóng và thành một hạ tầng nền tảng quốc gia.

    Với nhiều quốc gia( chủ yếu là những quốc gia kém phát triển, đang phát triển) thì phân chia tần số cho nhà mạng là manh mún, băng thông hẹp. Càng đẩy nhu cầu cần phải có nhiều hạ tầng treo bộ thu phát di động và anten hơn nữa. Nếu các bạn đi Án độ, các nươc Châu phi sễ thấy, gần như mỗi nóc nhà dân đều có cột anten 3G, 4G. Mật độ rất lớn.

    Cũng vì lẽ đó, nhu cầu phải sử dụng một hạ tầng treo cột anten cho nhiều nha mạng là tất yếu, cùng với mật độ trạm tăng lên để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày một tăng thì dung lượng trạm Towerco ngày một lớn, có lẽ nó cũng thành xu thướng thiết kế hạ tầng viễn thông.

    Là người trực tiếp tối ưu chất lượng mạng vô tuyến cho những nhà mạng sử dụng chung hạ tầng viễn thông Towerco. Việc xử dụng anten, bô thu phát tại một ví trí xử dụng Towerco còn rất nhiều vấn đề cần phải xem sét và thay đổi, Chính vì vậy thiết kế một hạ tầng Towerco cần phải đặc biệt chú ý những vẫn đề sau.

    Một là: Cột anten và khung nắp anten phải được thiết kế có tính dự phòng cho sự phát triển công nghệ của nhà mạng cũng như cho sự dụng chung của nhiều nhà mạng.

    Cột treo anten gồm hai phần: là cột anten và khung treo anten. Việc thiết kế có tính toán tới sự phát triển công nghệ của nhà mạng và cho sử dụng chung nhiều nhà mạng là việc khó. Vì càng dự phòng nhiều, thì chi phí xây dựng phải tăng lên cho kết cấu chịu lực, đặc biệt sức cản gió tăng lên theo cấp số nhân khi tính toán cho sự phát triển công nghệ. Chú ý rằng sức cản gió là yếu tố lực tác động chính ảnh hưởng tới độ bền của cột antena.

Trên phải là một đặc tính chính, đặc tính quan trọng bắt buộc để gọi cột anten cho mục đích Towerco. Bởi:

- Không thể mở rộng công nghệ phủ sóng cho một nhà mạng chứ chưa nói tới cho nhiều nhà mạng.

- Không thể có được vùng phủ sóng mong muốn cho nhà mạng, vị trí treo anten quá thấp, hoặc bị che khuất bởi các anten treo cùng vị trí cột. Hãy đọc lại bài viết định nghĩa các khái nhiệm vô tuyến để hiểu hơn nội hàm này.

- Không đảm bảo độ giãn cách giữa các anten. Việc đảm bảo độ giãn cách giữa các anten treo trên một cột để hạn chế nhiễu tần số vô tuyến, khoảng cách càng xa thì nhiễu sẽ giảm xuống. Với nhiều công nghệ thì điều này là bắt buộc. Hãy đọc lại bài viết nhiễu 5G công nghệ TDD

    Hai là: Có quy hoạch rõ ràng không gian trên cột, không gian đặt phòng máy cho từng nhà mạng. 

- Quy hoạch không gian trên thân cột treo anten có thê quy hoạch độ cao treo anten theo công nghệ, hoặc đô cao theo nhà mạng sử dụng cột. Vị trí trên cùng cột anten là vị trí tốt nhất để đảm bảo phủ sóng vô tuyến. Đây là vị trí đắt địa mà các nhà mạng thuê hạ tầng Towerco luôn thèm muốn. Vì vậy thiết kế khung treo anten đảm bảo các nhà mạng đều treo được anten tại vị trí này là một bản thiết kế đáng tiền, chính là mục đích yêu cầu cho các nhà làm Towerco.

- Không gian lắp đặt Anten phát sóng trên cột cần có sự phân vùng, hay đánh nhãn thật rõ ràng trên cột. Việc thay đổi công nghệ, khai thác anten trên cột có khí là công việc hằng ngày, Nếu không có sự rõ ràng trong nhận biết vị trí, thì việc khai thác nảy rất mât thời gian, có khi gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của những nhà mạng khác.

    Ba là: Thông nhất và có thủ tục rõ ràng cho việc vào/ ra khi vận hành hạ tầng Towerco. 

-Với đặc điểm là hạ tầng sử dụng chung của nhiều nhà mạng, giá trị tài sản lớn, nghiêm ngặt về gián đoạn thông tin cho người sử dụng dịch vu. Việc có phương pháp quản lý vào/ra và vận hành thiết bị trong vị trí trạm Towerco là bắt buộc, Để đảm bảo không bị mất mát tài sản, tôn trọng, giữ nguyên hiện trạng thiết kế của các nhà mạng đối thủ. Không nhưng không được làm mất mát, hư khổng, mà còn không được phép làm bất kỳ hành động nào làm suy giảm vùng phủ, ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng của nhà mạng đối thủ.


Phần mềm thiết kế cho những trạm Towerco.


Tham khảo tài liệu Tại đây.

TRÌNH ĐỘ khai thác mạng lưới viễn thông- TRÌNH ĐỘ KHAI THÁC ẢNH

Trình độ khai thác mạng lưới ngày nay chính là trình độ khai thác ảnh. Trình độ khai thác ảnh càng cao thể hiện trình độ khai thác mang lưới càng tốt.

Một mạng lưới viễn thông với những đặc tính.

1. Rộng lớn. Nói tới mạng lưới viễn thông thì phải nghĩ ngay nó là rộng lớn, một công việc đại sự tầm quốc gia. Mạng lưới viễn thông phải bao phủ toàn bộ lãnh thổ của quốc gia để mang dịch vụ viễn thông tới từng người trong quốc gia đó, vì thế mạng lưới viễn thông rất rộng lớn.

2. Mạng lưới này vận hành 24/24 nó chịu tác động của thiên nhiên, nắng, mưa, gió, báo vì thế nó có xu hướng xuống cấp theo thời gian xử dụng

3. Tài sản mạng lưới rất lớn và có giá trị cao. Các quyết định đầu tư đòi hỏi thủ tục, thẩm tra kỹ lưỡng, bảo vệ kỹ càng khi mang vào sử dụng.

4. Lực lượng vận hành lớn, phân tán theo như hạ tầng mạng lưới, mạng lưới tới đâu thì bộ máy khai thác con người cần phải với tới đó để khai thác.

5. Mạng lưới viễn thông là phức tạp, tính tự động hóa cao và đỏi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm khai thác.

6. Môi trường làm việc độc lập. Với địa hình rộng lớn thì đỏi hỏi người lao động phải có kỹ năng làm việc độc lập. Đây là yêu cầu bắt buộc, nó liên quan tới thời gian xử lý, liên quan tới chi phí sử dụng nguồn lực, và chi phí đi lại. Đây là chi phí chinh, chi phí ĐẮT ĐỎ nhất của vận hành khai thác.

7. Với lực lượng lao động đông đảo, thì việc lao động dịch chuyển ra, dịch chuyển vào là điều dễ hiểu, có người mới, có người cũ, người cũ thì tình thần làm việc, thói quan liêu càng làm cho trình độ và chất lượng công việc không đồng đều ở các khu vực, có tỉnh này làm tốt, tình khác làm kém. Hoặc với cùng 1 tỉnh, có huyện làm tốt, huyện làm kém, hoặc trong 1 huyện thì có nhân viên này làm tốt, nhân viên khác làm kém. Vì vậy việc chất lượng công việc, kiểm soát công việc là cực kỳ bức thiết, bức xúc. Với đặc tính nguồn lực lao động là trực tiếp, thì việc dịch chuyển ra/ vào nhiều như phân tích ở trên thì việc đào tạo là liên tục. Nhưng rõ ràng rằng giữa đào tạo và làm được là hai KHÁI NIỆM không có điểm chung. Bảo rằng đào tạo để làm tốt chỉ là phỏng đoán, công ty rễ xa lầy vào vòng xoáy đào tạo, mất công mất việc mà chất lượng không đi tới đâu.

Từ các đặc tinh trên của một công ty khai thác mạng lưới, cần một giải pháp rốt ráo, triệt để giải quyết tận gốc rẽ các vấn đề như đã kể trên.

Mô hình này gọi là: Flat- Support Online -Ontime.

 1.    Flat -Không còn xa: Hiện nay với hạ tầng viễn thông tốt, Internet ở khắp mọi nơi với tốc độ cao, máy Mobile với cấu hình cao, với khả năng lưu trữ chụp ảnh, video với giá thành hợp lý. Vì vậy việc ghi nhận các hành động, ghi nhận hiện trường là tức thời, trực quan và toàn diện nhất. Mỗi hành động ngoài hiện trường được phản ánh ngay tới mọi cấp. Khoảng cách về Địa lý bị xóa nhòa, thậm chí mô hình phân cấp tổ chức công việc cũng bị xóa nhòa. Các cấp đều nhận thông tin đầy đủ, chính xác cùng một thời điểm. Chưa bao giờ chúng tao có được điều kiện như ngày nay, bất kỳ một tỉnh miền núi xa xôi nào đó thì với người quản lý đều có thông tin về Daily activities hiện trường tưc thì.

2.    Support Online: Thông thường những người làm việc trực tiếp thì khả năng học hỏi, ghi nhớ là hạn chế, trong khi các nghiệp vụ ngày một nhiều, thâm chí cái cũ chưa kịp học thì cái mới đã ra, thậm chí người biên soạn còn không nhớ nội hàm huống chi là người làm trực tiếp với một núi nghiệp vụ, từ tứ phía rội xuống.

Hình: Mô hình cũ

Với mô hình cũ, không có support ta thấy đây chỉ là mô hình REPORT, báo cáo đơn thuần, không mang tính chất Vận hành. Mô hình này chỉ phù hợp với trình độ lao động và tổ chức cao. Nó phụ thuộc vào ý thức của người lao động.

Với mô hình trên thì việc đi kiểm tra, để kỷ luật người lao động giống như bắc cóc bỏ đĩa, ký luật xong thì người lao động cũng sẵn sàng nghỉ việc. Việc truyền thông bài học kinh nghiệm của việc kỷ luật cũng không có giá trị- Đặc biệt là công ty nước ngoài với ngôn ngữ và văn hóa khác biệt. Cùng là người Việt nam, được định nghĩa là trình độ và nhận thức tốt hơn mà kinh nghiệm rút mãi không hết thì nói chi người nước ngoài với trình độ nhận thức khác biệt văn hóa, ngôn ngữ không giống nhau.

Hỗ trợ tức thì, kiểm soát tới từng hành động: Với đặc tính là số lượng người Lao động lớn, trình độ không đồng đều, vì thế chất lượng khai thác cũng khác nhau ứng với trình độ nhân sự khác thác. Nhưng rõ ràng đứng về phía vai trò chủ đầu tư, họ không chấp nhận như vậy. Họ cần chất lượng tốt ở mọi nơi, mọi lúc. Vì thế việc làm đúng, làm đủ, làm tốt ở mọi nơi, mọi thời điểm là yêu cầu cho người làm khai thác.

Mô hình làm việc khai thác như sau sẽ giải quyết triệt để, rốt ráo tất cả các trở ngại như trên. Không còn trở ngại về khoảng cách, địa hình, trình độ lao động, ngôn ngữ, cách làm, đào tạo, kiểm soát, tránh làm đi làm lại một việc. Khi đó năng suất lao động là tối đã, chất lượng được kiểm soát chặt. không còn khoảng cách về ngôn ngữ và trình độ.




Hình 2: Mô hình mới.

Với mô hình mới thì tất cả các nghiệp vụ khai thác tại hiện trường đều là Mũi tên 2 chiều, với ba đặc tính là Flat – Online- Ontime. Đảm bảo nhân viên hiện trường làm đúng, đủ, sửa lại, chỉnh lại những cái chưa làm đúng NGAY tại thời điểm nhân viên hiện trường ở tại trạm, mà không phải thực hiện giao lại WO như cách làm cũ(14% bị chủ đầu tư giao lại, nội bộ Cty tỉ lệ này còn cao hơn 20%-> 20% nguồn lực bị bỏ phí,  phí nhân công+ thời gian+ phí đi lại+ vật tư). Cùng với đó nhân viên hiện trường được hỗ trợ và hướng dẫn cách làm từng nghiệp mới, những thay đổi của nghiệm vụ cũ họ tự tin hơn yên tâm công việc hơn.

Với cách làm mới, bộ máy con người đươc cọ sát liên tục, việc trao đổi liên tục giúp họ có thêm kinh nghiệp, thêm kỹ năng, bỏ đi những hành vi làm không đúng. Cùng với chất lượng mạng VHKT tốt, tường minh, giảm chi phí vận hành khai thác do làm một lần ăn ngay, còn giúp cho trình độ nhân sự ngày một tiến bộ, gắn kết động viên chặt chẽ giữa người làm trực tiếp với cấp trung gian.

3.    Trình độ khai thác mạng lưới chính là trình độ khai thác ảnh.


Hình 3: Trình độ khai thác chính là trình độ khai thác ảnh

Với hình minh họa trên cho ta nhận thức, cùng một vật được nhìn thấy. Nhưng hành động và kết quả thực sự khác biệt. Có người đã hiện thực hóa được kết quả, còn có người vẫn đang ngơ ngác chưa biết phải làm gì?

Chính vì vậy việc nâng cao trình độ khai thác ảnh sẽ làm cho chất lượng mạng tốt hơn. Việc có được nhận thức này giúp chúng ta có được định hướng đúng đắn cho tổ chức và hành động một cách đúng đắn, chất lượng khai thác ngày một tốt đẹp hơn.

+ Chỉ ra ngay cái gì ở ảnh không đúng-> để yêu cầu làm ngay

+ Chỉ ra ngay cái gì ở ảnh không Rõ -> để yêu cầu chụp thêm, hay quay Video

+ Chỉ ra ngay nội dung gì ở ảnh không có, vật gì không có -> yêu cầu cấp thêm

+ Chỉ ra ngay cái gì chưa tốt -> yêu cầu làm thêm

+ Chỉ ra ngay tác phong lao động nào chưa đúng -> yêu cầu chấn chỉnh.

Và thông qua qua trình phân tích ảnh, cho ta thêm những dữ liệu quá giá: Kế hoạch củng cố mạng lưới kịp thời, chính xác với sở cứ chắc chắn, việc giám sát chặt củng cố mạng lưới cũng giúp cho mạng lưới được thụ hưởng thật sự giá trị mà chủ đầu tư bỏ ra để củng cố.

                               Hình 4: Thông tin khai thác được trong ảnh là vô cùng lớn

Mười điều bạn được biết thông qua các quy định tần số vô tuyến của ITU

    Vào đầu năm 2020, phiên bản mới nhất của Quy định cấp phát tần số vô tuyến điện ITU được phát hành. Khi nói đến phân bổ tần số vô tuyến điện, thì phải nói tới các quy định của ITU. Các quy định này nhằm đảm bảo việc sử dụng tần số vô tuyến là hợp lý, CÔNG BẰNG, hiệu quả và tiếp kiệm- Tất cả đều nhằm mục đích ngăn chặn nhiễu có hại giữa các dịch vụ vô tuyến khác nhau. 

    Nhưng bạn có biết có bao nhiêu công nghệ dựa trên tần số vô tuyến điện? và mở rộng, cải tiến trong tương lai? Những công nghệ này đều phải tuân thủ các quy định phân bổ tần số vô tuyến điện của ITU.

    Hãy đọc để biết các công cụ, các công nghệ vô tuyến phổ biến nhất tuân thủ phân bổ tần số vô tuyến của ITU.

1. Ti vi

    Truyền hình số mặt đất( truyền hình tương tự và truyền hình số) hoặc truyền hình vệ tinh càng ngày càng phổ biến, thì truyền hình quảng bá là truyền hình phổ biến và đông người xem nhất truyền tải thông tin và giải trí cho công chúng. Mặc dù TV có thể kết nối với cáp, thì các nội dung của nó cũng thông qua đường truyền vệ tinh. Cái mà đường truyền của nó sử dụng tần số vô tuyến điện, được quy định phổ tần số bởi ITU.

2. Đài phát thanh

    Mặc dù các phương pháp truyền thông số trở lên phổ biến, nhưng đài phát thanh vẫn giữa vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin và giải trí. Nó vẫn được đông đảo người dân sử dụng, đặc biệt là các nước Châu phi. Đài phát thanh chính là phương tiện truyền thông vua.

3. Truyền thông di động

    Truyền thông di động có nhiều cải tiến kể từ những năm 1980 tới nay, và tương lai truyền thông di động sẽ mở rộng ra mọi thứ, mọi dữ liệu, ứng dụng, hệ thống giao thông, thành phố thông minh.

Các tiến bộ trong công nghệ di động dữ kiến sẽ truyền tải một lượng lớn dữ liệu với tốc độ ngày một nhanh hơn. Số lượng kết nối di động nhiều hơn, độ trễ giao tiếp ngày một thấp.

4. Wifi

    Hầu hết các truy cập Internet không dây sử dụng Wifi. Ngày nay công nghệ wifi có trên hầu hết điện thoại thông minh, máy tinh. 

Mạng LAN ngày nay là RLAN, bao gồm bộ phát Wifi làm trung tâm kết nối internet. nó giúp tăng cường kết nôi, giảm giá thành sử dụng dịch vụ viễn thông và giảm tải cho mạng di động. Với những thiết bị kết nôi vệ tinh trên máy bay, tầu hỏa, khu vực không có sóng di động, thì kết nối wifi được sử dụng làm môi trường kết nối cho các thiết bị đầu cuối của khách hàng và thiết bị.

5. Thám hiểu không gian

    Không có thám hiểu không gian nếu không có thông tin liên lạc vô tuyến. Con tầu vũ trụ sẽ không thể đến mặt trăng, mặt trời, sao thổ mà không có những mệnh lệnh được điều khiển từ trái đất thông qua môi trường vô tuyến.

6. Giao tiếp và an toàn Hàng hải.

    Truyền thông vô tuyến đóng vai trò quan trọng trong sự an toàn của hàng hải toàn cầu. Hệ thống an toàn và thảm họa hàng hải(GMDSS), hệ thống này được phát triển bởi tổ chức hàng hải IMO và ITU. Nó hoạt động ở cả thông tin mặt đất và vệ tinh cho các tầu ngoài khơi và gần bờ. Hệ thống cảnh báo trên bờ và phát thanh gần bờ cung cấp các thông tin cảnh báo, và là phương tiện liên lạc cho những người còn sống sót khi có thảm họa trên biển.

7. An toàn hàng không.

    Hầu như chẳng có ai được đi du lịch bằng đường hàng không khi mà nó không đảm bảo an toàn bay. Các kênh vô tuyến được sử dụng để định vị vị trí máy bay, điều hướng và kiểm soát không lưu. Hệ thống toàn cầu an toàn và cứu nạn(GADSS) sẽ giải quyết tất cả các giai đoạn của chuyến bay, kể cả trong trường hợp không mong muốn. Hệ thống GADSS ghi lại vị trí của máy bay, duy trì sự cập nhật về vị trí của nó. Trong trường hợp thảm họa, phải hạ cánh khẩn cấp, hệ thống này có thể được phục hồi để phục vụ điều tra. Hệ thống GADSS đã giúp an toàn bay trên biển qua nhiều thập kỷ.

8. Dự báo thời tiết và quan sát Trái đất

    Hôm nay bạn có xem dự báo thời tiêt trước khi đi làm không? Những thông tin đó đến với bạn nhờ vệ tinh quan sát Trái đất. Những quan sát đó giúp cho độ chính xác của dự báo thời tiết. Quan sát trái đất cũng cần thiết trong việc đo lường tác động của biến đổi khí hậu, như mực nước biển, sự sụt nún mực nước ngầm, sự tan chẩy của băng ở vùng cực, diện tích che phủ của rừng v.v.... Sự thay đổi của khí hậu ảnh hưởng hằng ngày tới cuộc sống của chúng ta. Việc đo lường tác động của khí hậu là chìa khóa tương lai của loài người. Hệ thống này là hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất, các phép đo lường của nó sử dụng phổ tần số vô tuyến được cấp phép.

9. Dịch vụ định vị toàn cầu.

    Đây là dịch vụ có mặt trên hầu hết các ứng dụng, nó cho phép xác định vị trí của bạn trên trái đất, theo dõi vị trí, đo lường, sử dụng vẽ bản đồ.

10. Dịch vụ giao tiếp và trả lời khẩn cấp.

    Các công nghệ mới thường không thể so với các đài vô tuyến trong các trường hợp khẩn cấp. Các đài vô tuyến cũng trở lên cực kỳ hữu ích trong khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, thậm chí nó có thể cứu người trong các tình huống động đất, cháy rừng. Thông kế dân số cho khu vực vùng sâu, xa. Cập nhật thông tin ở những nơi hẻo lãnh.

Truyền thông vô tuyến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.


Xử dụng Big Data để tìm được lỗi tiềm ẩn cơ điện và khắc phục

    Từ trước thì phần cơ điện là phần kém thông minh nhất của hệ thống viễn thông. Nó thủ động, không có hệ thống giám sát chi tiết các đặc tính chung của nó. Chính vì thế nó không có dữ liệu để phân tích, tìm ra được các đăc tính mới, để từ đó tìm hiểu xem bản chất thật của vấn đề. Đưa những hành động thiết thực để ngăn chặn lỗi và tăng được độ bền của hệ thống.

    Ngay nay, hệ thống cơ điện có những sự đổi mới, nâng cấp lớn. Mang tính cách mạng về tự động, và giám sát. Nó tổng hợp được một dữ liệu khổng lồ từ hệ thống, để từ đó ta có thể khai thác, cải thiện chất lượng mạng. 

    Khi có được dữ liệu Big Data này, ta sẽ khai thác các đặc tính cơ điện, nâng cao hiệu quả khai thác được tốt hơn.

Dưới đây là 1 Cause của việc khai thác dữ liệu Big Data trong cơ điện, 

Phân tích sự phóng/ nạp bất thường của acqui.

Trong hệ thống viễn thông, acqui chỉ sử dụng trong trường hợp mất điện AC, là thiết bị dự phòng. Việc acqui Phóng/ nạp bất thường gây ra:

1. Giảm tuổi thọ của Acqui: Tuổi thọ của Acqui được xác định bằng số lần nạp/ xả. Acqui nào càng hay nạp/xả thì càng chóng bị loại bỏ. Khi này phải mua mới acqui để thay thế. Nhà khai thác phải bỏ chi phí mua mới Acqui, và chi phí thay thế.

2. Khi acqui nạp thì dung lượng bị giảm, hay acqui thường xuyên nạp/xả thì chất lượng cũng vì thế mà giảm sút. Trong trường hợp mất điện AC  acqui không còn đủ dung lượng để đáp ứng công suất của tải, trạm Down ngay tức thì. 

Vì vậy việc tìm, phân tích những trạm có hiện tượng acqui xả khi mà vẫn có điện AC, để tìm nguyên nhân và khắc phục giúp ta giải quyết triệt để được 2 tồn tại nêu trên:

Dưới đây là phân tích cụ thể phân tích dòng nạp/xả bất thường.

1. Bước 1: Tìm những trạm có dòng xả của acqui những đang có điện AC.

2. Bước 2: Đên trạm tìm nguyên nhân bất thường của các phần tử điều khiển tủ nguồn DC. Kiểm tra MCU, và từng REC.( việc kiểm tra khai báo, cấu hình có thể được kiểm tra ngay trên hệ thống).

3. Bước 3: Xác định lỗi thuộc về 1 REC, thực hiện thay thế REC mới.

Kết quả: 

Khắc phục tình trạng phóng/nạp bất thường của Acqui


Thay đổi thông tin liên lạc trong ngành đương sắt

    Việc càng ngày càng nhiều phương tiện giao thông cá nhân, đã làm đe dọa và làm biến đổi khí hậu. Buộc các chính phủ phải tìm kiếm các phương án vận chuyển thay thế. Sự dịch chuyển từ giao thông đường bộ sang đường sắt là một trong giải pháp đó. Cho tới ngày nay thì giao thông đường sắt vẫn là một phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. 


    Có 4 loại ứng dụng trong viễn thông của đường sắt. Bắt đầu với những động cơ hơi nước thì cho đến ngày nay đường sắt đã được điện khí hóa. Nhu cầu về giao tiếp và báo hiệu giữa những người điều phối và đoàn tàu đang chậy, cũng như nhu cầu giao tiếp giữa các người điều phối viễn đã tăng lên theo cấp số nhân. Bộ phận thông tin vô tuyến của ITU(ITU-R) đang hoạt động bên 5G(WP 5G) đã xác định 4 loại ứng dụng trong thông tin liên lạc của đường sắt( Xem chi tiết báo cáo ITU -RM. 2418-0)
1. Tín hiệu vô tuyến để sử dụng cho thoại và dữ liệu trong việc điều hành tầu và nhà điều hành.
2. Điều khiển tầu từ xa, như là một ứng dụng của phòng của dự phòng.
3. Giám sát tầu, và nhà ga, đường sắt và khách đi tầu.
4. Định vị vị trí của tầu theo vị trí thực tế của nó.
Đặc biệt cái cuối cùng là yếu tố quan trọng để vận hành tầu một cách an toàn.
Thông tin liên lạc không an toàn: 
    Thông tin liên lạc trở thành một yêu cầu không-thể-thiếu của hệ thống đường sắt để đảm bảo an toàn
hành khách và hàng hóa. Báo hiệu và giao tiếp giữa các bên liên quan bắt đầu với các cờ đơn giản, chuyển sang các tín hiệu bên đường ray xe lửa, bằng cách sử dụng tín hiệu semaphore hoặc tín hiệu đèn để mang thông tin. Kết hợp với tàu hỏa, hệ thống bảo vệ hoạt động như một hệ thống hoặc hệ thống vòng lặp quy nạp, tất cả các loại hệ thống liên lạc phải chứng minh độ tin cậy và hoạt động an toàn. Một trong sô đo hệ thống bảo vệ xe lửa, có từ những năm 1920,và vẫn đang được sử dụng. Tuy nhiên, xu hướng là cần một cấp bảo vệ, an toàn cao hơn của sự tự động hóa.
    Ở Châu Âu, hệ thống quản lý tàu được sử dụng ngày nay là ERTMS (Hệ thống Quản lý tàu Châu Âu). ERTMS là sự kết hợp của hai yếu tố; Dịch vụ mang sóng vô tuyến + ETCS (Hệ thống điều khiển tàu Châu Âu), hỗ trợ các cấp độ khác nhau(1-3) của tự động hóa. Dịch vụ mang radio được sử dụng cho ERTMS ngày nay là Hệ thống toàn cầu cho Truyền thông di động - Đường sắt (GSM-R).
Công nghệ cũ vẫn được sử dụng rộng rãi
    GSM-R là phiên bản dành riêng cho đường sắt của công nghệ 2G GSM được giới thiệu vào cuối những năm 1990.Trong khi thời gian kết thúc của GSM-R dự kiến ​​sẽ là khoảng năm 2030, GSM-R vẫn đang được triển khai ở Châu Âu. Ngay cả những hệ thống vô tuyến tương tự kiểu cũ cũng vẫn được sử dụng rộng rãi, trong khi ở một số khu vực khác, xu hướng đang chuyển sang hệ thống mmWave để cung cấp tốc độ dữ liệu cao từ hoặc hướng tới các chuyến tàu đang chạy.
    Công nghệ thông tin liên lạc- thách thức lớn nhất của ngành đường sắt. Với sự lỗi thời của GSM-R như một công nghệ dùng cho đài phát thanh tàu hỏa, ngành đường sắt đang gặp phải một trong những thách thức lớn nhất từ ​​trước đến nay của nó - cuộc cách mạng về viễn thông trong ngành đường sắt. Một yếu tố chính là số hóa ngành đường sắt, với một động thái từ giao tiếp dựa trên hệ thống chuyển mạch kênh hướng tới các hệ thống dựa trên IP, cho phép tách lớp vận chuyển và lớp ứng dụng.
    Các công nghệ vô tuyến mới như 4G hoặc 5G, với giao tiếp dựa trên IP của nó, sẽ mở ra hướng tới các hệ thống cho phép độ tin cậy cao,tính khả dụng cao và kết nối vô tuyến với độ trễ thấp. Tận dụng các khả năng mới do công nghệ này cùng với sự gia tăng độ chính xác của định vị tàu, tàu tự động vận hành (ATO) và lái xe từ xa, dường như trong tầm tay trong tương lai gần.Tương lai với vận hành tàu tự động
    ATO sẽ hỗ trợ các cấp độ tự động hóa khác nhau (GoA 1-4) trong đó GoA 0 đại diện cho môi trường do trình điều khiển kiểm soát, trong khi GoA 4 sẽ trở thành một chuyến tàu tự động hoàn toàn không có lái tầu. Các hệ thống liên lạc phát triển cũng sẽ hỗ trợ việc ghép nối ảo của các đoàn tàu, tự động huấn luyện lắp ráp các đoàn tàu chở hàng, thúc đẩy giám sát trong trung tâm theo thời gian thực và định vị đoàn tàu. Sự thay đổi cũng sẽ cho phép một hệ thống vận hành tàu linh hoạt hơn bằng cách di chuyển khỏi các toa cố định, nơi chỉ cho phép một chuyến tàu tại một thời điểm, đến tạo vùng an toàn xung quanh đoàn tàu đang chuyển động. Với một hệ thống mới như vậy, hiệu quả của đường sắt theo dõi có thể được tăng lên. Triển khai Internet vạn vật (IoT) với một số lượng lớn các cảm biến dọc theo đường ray và trên tàu sẽ giám sát chặt và đưa ra quyết định bảo trì. Nhưng thanh công nghệ dựa trên IP cũng là một rủi ro - một vấn đề đáng quan tâm là an ninh mạng - sẽ là một trong những thách thức lớn cho tương lai.
    Nhu cầu dịch vụ viễn thông ngày càng tăng đối với hành khách đi tầu.
Bên cạnh tất cả các giao tiếp hoạt động thông thường, cũng có nhu cầu ngày càng tăng về duyệt web, dịch vụ phát trực tuyến, văn phòng di động hoặc video hội nghị trong chuyến du lịch của họ. Hành khách mong đợi một trải nghiệm như ở nhà khi đi du lịch. Đoàn tầu, bắt đầu với băng thông vài trăm
Mbit hôm nay kết thúc trong phạm vi Gbit trong thời gian tới. Đảm bảo một môi trường không bị nhiễu vô tuyến có hại bên trong và bên ngoài tàu sẽ là một thách thức bổ sung, đặc biệt khi các công nghệ tương tự được sử dụng ở các tần số liền kề.
    Cuối cùng, Phổ tần số cần cho thông tin đường sắt là bao nhiều?, hệ thống đường sắt (thông tin liên lạc) trong tương lai không chỉ giới hạn để đáp ứng nhu cầu của hiệu quả cao hơn và tính di động trong xã hội Gigabit, nhưng cũng sẽ tạo điều kiện cho các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng. Một yếu tố cần thiết để kích hoạt những mục tiêu cần đạt được là quang phổ. Các tiêu chí như xã hội, kinh tế xã hội và thân thiện với khí hậu cần được lấy làm cơ sở để xác định phổ đủ như vậy.

Trạm phát sóng từ tầng bình lưu

 Zephyr đã thực hiện chuyến bay trên tầng bình lưu, đưa công nghệ phủ sóng trên tầng bình lưu thành hiện thực.

    Vào ngày 11 tháng 7 năm 2018, một máy bay Zephyr S đã cất cánh. Chuyến bay đầu tiên của nó ở Arizona. Nó đã bay trong 25 ngày, 23 giờ 57 phút, đánh dấu thời gian dài nhất thời lượng bay đã từng đạt được mà không cần tiếp nhiên liệu.

    Máy bay Zephyr cũng đã bay vượt quá độ cao 22.5Km và đã chứng minh một khả năng ở lại tầng bình lưu qua đêm.

    Những thành tựu của chuyến bay liên tục và bền bỉ này đã chứng minh sự sẵn sàng của Zephyr như một nền tảng có khả năng cung cấp kết nối các dịch vụ từ tầng bình lưu, và là kết quả của một chặng đường 15 năm nghiên cứu và triển khai.

Bay trên tầng bình lưu giúp Zephyr tránh mọi điều kiện thời tiết, khí hậu, duy trì hoạt động liên tục và tin cậy.

Zephyr là một trạm trên cao siêu nhẹ chạy bằng năng lượng mặt trời (HAPS). Năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho chuyến bay ban ngày cũng như sạc lại pin cho các hoạt động ban đêm. Nó có sải cánh dài 25 mét (chiều rộng bằng một phần ba chiều rộng của một chiếc Airbus A380) và trạm phủ sóng này có thể được lựa chọn tại những vị trí xác định theo mục tiêu cần cung cấp dịch vụ.

Zephyr bay trên độ cao không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nó bao phủ một vùng rộng lớn tới 1852 Km. Đặc biệt là sự quan tâm nhà khai thác viễn thông là khả năng của Zephyr duy trì liên tục trên một địa điểm được chỉ định trong thời gian dài, cung cấp kết nối dịch vụ trên một khu vực rộng lớn.

Tỉ lệ công suất trên trọng lượng là tối ưu

    Zephyr nặng dưới 75 kg, bằng khối lượng của hai ghế máy bay thương mại. Đây là khối lượng tối ưu của một máy bay, cùng với hệ thống đẩy năng lượng sẵn có của hệ thống đẩy Zephyr và hiệu quả của công nghệ pin mặt trời, cho phép Zephyr duy trì liên tục trong tầng bình lưu sau khi phóng, ngày này qua ngày khác, thực hiện duy trì độ cao và quỹ đạo bay, diễn tập nhiệm vụ cụ thể và cung cấp đủ năng lượng để kết nối trong quá trình cung cấp dịch vụ. Tỷ lệ công suất trên trọng lượng được tối ưu hóa đảm bảo rằng Zephyr có thể duy trì ở độ cao thấp nhất của tầng bình lưu. Đây là điểm tối ưu để cung cấp dịch vụ với công suất của máy phát là thấp nhất.

Quá trình sản suất đang được tiến hành

    Máy bay Zephyr-S thiết lập độ bền chuẩn ở Arizona là chiếc máy bay Zephyr sản suất theo dây chuyền đầu tiên. Vào tháng 7 năm 2018, Airbus mở một cơ sở sản xuất Zephyr chuyên dụng ở Farnborough (Vương quốc Anh), Đây là cơ sở chuyền lắp ráp HAPS đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra, Airbus có thành lập một cơ sở đánh giá và điều hành bay tại Wyndham, Tây Úc. Với những trạm phát sóng trên tầng bình lưu đã hoạt động từ tháng 9 2018 , chúng đã được đánh giá về khả năng phủ sóng cho khu vực rộng lớn và khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Các ưu điểm của trạm phát sóng ở tầng bình lưu

    Tính bền bỉ: Cung cấp vùng phủ sóng có kiểm soát trên một khu vực được chỉ định. Khả năng bảo trì trạm chặt chẽ của Zephyr đã được tốt đã được chứng minh trong các chuyến bay thử nghiệm.

  Độ trễ thấp: Zephyr đủ gần để trạm mặt đất để có độ trễ nhỏ và cung cấp dịch vụ thời gian thực.

  Tính linh hoạt: Khả năng định vị lại / tái nhiệm vụ nền tảng sau khi khởi chạy. Cung cấp khả năng triển khai thêm kết nối tới các khu vực nơi nhu cầu đang đạt đỉnh.

  Khả năng mở rộng: Khả năng thêm / bớt máy bay để điều chỉnh, kết hợp của Zephyr chòm sao.

  Nâng cấp nhanh chóng: Máy bay có thể được trang bị với khả năng tải trọng nâng cao và trở lại dịch vụ nhanh chóng với khả năng hiệu suất / phủ sóng như tiến bộ công nghệ trở nên có sẵn. Điều này cũng đúng với các công nghệ nền tảng có thể kéo dài tuổi thọ và khoảng thời gian phục vụ cho máy bay.

   Đáp ứng đa dạng nhu cầu:  Được định cấu hình với Pod trọng tải tương ứng, nền tảng Zephyr có thể cung cấp một loạt các ứng dụng kết nối: cứu trợ thiên tai bảo vệ công cộng (PPDR), thông tin liên lạc khẩn cấp, hỗ trợ tầu thuyền, hỗ trợ di động máy bay, cung cấp dịch vụ 5G, IoT và trực tiếp đến các dịch vụ tại nhà. Trước mắt, Zephyr sẽ cung cấp các dịch vụ backhaul di động cho vùng nông thôn và các vùng bán đô thị có vùng phủ kém. Đây là những khu vực có nhu cầu về dung lượng không cao.

Thiết kế mạng wifi chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

     Mạng WIFI hiện được doanh nghiệp sử dụng làm Phương tiện quản lý và là Phương tiện sản xuất của doanh nghiệp thông minh. Môi trường kết nối là phần không thể thiếu của quá trình sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Quy trình thiết kế mạng wifi chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

Các Ưu điểm vượt trội của mạng WIFI

-        Tốc độ cao, ổn định: Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động thiết kế, tối ưu để tự kiểm soát được tốc độ và độ ổn định của kết nối.

-        Chi phí thấp, kết nối dễ dàng: Không cần đăng ký thuê bao, chi phí mua Data hằng tháng. Chỉ cần 1 đường GPON cố định.

-        Số lượng thiết bị cần kết nối không bị giới hạn, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động quản lý.

Sử dụng wifi trong việc kinh doanh

Các bước triển khai mạng Wifi cho doanh nghiệp:

1. Thiết kế.

-        Sử dụng phần mềm thiết kế wifi chuyên nghiệp Ekahau Pro. Ước lượng số lượng AP, ước lượng tốc độ và tín hiệu thu của wifi. Xác định ví trí đặt AP tối ưu nhất cho khu vực cần thiết kế.

-        Kết quả đầu ra là bản thiêt kế chi tiết, cũng như các kết quả đạt được theo yêu cầu.

Khái niệm vùng phủ sóng

Note: - Để có được bản thiết kế tốt thì trước khi thiết kế cần phải biết được môi trường wifi hiện tại. wifi sử dụng tấn số công cộng, mức độ nhiễu là vấn đề chính. Tại khu vực thiết kế ta cần xác định rõ các nguồn tín hiệu wifi bên ngoài đang hiện diện tại đó, tần số sử dụng. Căn cứ theo hiện trạng đó ta sẽ có được sự lựa chọn tần số tốt nhất, cường độ tín hiệu tối thiểu cần đạt được để đảm bảo SINR cho chất lượng dịch vụ theo mong đợi.

Phần mềm thiết kế wifi chuyên nghiệp.
2. Khải sát lắp đặt.

-        Theo bản thiết kế trên, tiến hành khảo sát cụ thể các vị trí AP, hướng anten, loại anten. Tính khả thi của triển khai thi công các phần tử AP theo bản thiêt kế.

-        Trong môi trường thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hướng tới việc thực hiện lắp đặt. Như các vật chắn, cấu trúc tòa nhà ảnh hưởng tới vùng phủ sóng, vị trí quan trọng cần đòi hỏi mức độ chất lượng dịch vụ cao hơn. Tất cả những yếu tố này cần phải hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế. 

Khảo sát lắp đặt wifi trong cho văn phòng.
Khảo sát điểm lắp đặt AP wifi khu vực bên ngoài.
3. Triển khai lắp đặt

-        Tiến hành lắp đặt AP, dây kết nối theo như bản thiết kế.

4. Đo kiểm và tối ưu.

-        Tiến hành đo kiểm tín hiệu và tốc độ wifi. So sánh kết quả thực tế với thiết kế, và so sánh kết quả thực tế vơi cam kết của đối tác với khách hàng.

-        Thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết nếu chất lượng chưa đạt theo yêu cầu.

-        Thực hiện thay đổi và nâng cấp mạng theo nhu cầu tăng thêm.

Sự bền bỉ

    Xe ô tô tải chở máy phát điện cho ứng cứu thông tin vừa tập kết. anh em kỹ thuật mỗi người một việc hạ máy ra khỏi xe tải để phân loại và kiểm tra trạng thái hoạt động. Người sửa, người kiểm tra, phân loại, Khiêng, bê, vận chuyển tới site. Thời gian không còn nhiều, anh em phải hoàn thành rải máy nổ cho toàn bộ những trạm sẽ mất điện lưới trong sớm mai, khoảng cách di chuyển lớn, vùng mất điện rộng tới 100km, số lượng site sẽ bị cắt điện lưới rất lớn, phủ sóng cho nửa diện tích của tỉnh. Với sự bền bỉ, đồng lòng của tập thể, thì đêm muộn cũng là lúc công việc được hoàn thành.

    Nhìn dàn máy phát điện vừa tập kết tôi có liên tưởng tới đoàn khiêng kiệu cho tể tưởng Lưu Gù, những người đàn ông già cỗi với bước chân trẹo trạo vi thời gian. Nhưng phải gánh trọng tránh lớn trên vai. Dàn máy phát điện đợt này, phải đảm bảo cấp điện cho nửa Tỉnh đồng bằng bị mất điện lưới, với thời gian mất điện theo kế hoạch là 12 tiếng, một thử thách lớn không chỉ cho máy mà còn cho cả người nữa.

    Công nghệ 4.0 làm bùng nổ nhu cầu sử dụng dịch vụ, cũng làm cho tải phải đáp ứng tăng lên tương ứng. Khi mất điện, các hệ thống Wifi không còn sử dụng được nữa, Mạng di động phải gánh thêm cho phần lưu lượng ấy cho người dùng, điều ấy đồng nghĩa với việc chất thêm tải cho hệ thống máy phát điện. 

    Đúng theo kế hoạch, 6Am toàn bộ 6 huyện/ thị xa mât điện. Việc đảm bảo nguồn điện cho trạm phát sóng, thông tin liên lạc được đảm bảo bằng những chiếc máy phát điện. Việc Test máy phát điện đã thực hiện kỹ lưỡng, nhưng khi chất tải cho nó, nhiều cái đã gầm lên, rung lên không phát đủ điện nữa. Ban điều hành UCTT nóng hơn bao giờ hết, thông tin máy không đủ công suất, máy chậy dược một thời gian thì hỏng liên tục đưa về, bộ phận đảm bảo như con thoi thay thế những máy yếu, đưa những máy yếu về sửa chữa. Bộ phận tiếp nhiên liệu liên tục đảo quanh địa bàn được phân công để kiểm tra, tiếp liệu cho máy phát.

    Cứ như thế, mỗi người mỗi việc, cơ động liện tục để giữ cho toàn bộ trạm được phát sóng liên tục. Thời gian nghỉ trưa, thời gian ăn cũng trở lên ít ỏi, nhiều người vì quá nhiều sự vụ không kịp ăn. Việc đảm bảo phát điện đang căng như dây đàn thì lại được thông báo đứt cáp. UCTT ngay lập tức được triển khai, xác định điểm đứt và khắc phục. 

    Chiều tối đến, nhu cầu viễn thông tăng cao hơn, thách thức hơn nữa những chiếc máy nổ. Cả lực lượng kỹ thuật cả một ngày dài chiến đấu, mong ngóng từng phút để có điện lưới trở lại. Không giống như việc cắt điện thì đúng kế hoạch, nhưng đóng điện lại không thế, tới giờ đóng điện vẫn chưa thấy điện đâu, người dân cũng sốt ruột không kém, chậy cả ra đường ngóng, vì phải chịu 1 ngày dài không có điện, và phải tới 7Pm điện mới được đóng lại. 

    Vừa có điện lại, anh em kỹ thuật tổ chức ngay tập kết máy lại để chuyển máy qua địa bàn khác sẽ mất điện. Địa bàn rộng với số lượng lớn, công việc lại tiếp tục kéo dài tới khuya. Không chỉ có việc rút máy phát điện, nhiều vị trí anh em vừa rút máy nổ ra thì điện lực lại mất, do CB điện lực nhẩy vì nhu cầu người dân đột ngột tăng cao, lại vác máy vào chậy.

    Chuyển máy, sửa máy, chậy máy, đảm bảo nhiên liệu cho máy, ưng cứu truyền dẫn, người kỹ thuật luôn tay, từ mờ sớm, tới đêm khuya, ngày này qua ngày khác. Một sự âm thầm, bền bỉ, đảm bảo cho mạng lưới thông tin liên lạc được thông suất. Không những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bền bỉ, đằng sau đó là cả sự bền bỉ của gia đình hậu phương. 

Long an, mùa nước nổi 2020. Trong những bụi cây trơ trọi giữa cánh đồng bao la nước, ta nghe thấy những tiếng chim non.


Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng vô tuyến 2G khi bị nhiễu ngoài tấn công

 Điều chỉnh tham số hệ thống để giảm thiểu ảnh hưởng tới chất lượng mạng trong điều kiện bị nhiễu ngoài tấn công.

1. Bối cảnh

    Trong quá trình vận hành mạng lưới, thường xuyên bị nhiễu ngoài tấn công. Việc một đối tác phát cùng dải tần số với tần số nhà mạng được cấp phép là thường xuyên, và khó kiểm soát, việc phân tích tìm nguồn phát xạ không cấp phép này là một hành động kéo dài, khó khăn. Trong thời gian đợi khắc phục tình trạng này, thì cần có ngay một giải pháp tình thế để hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng mạng.

    Tình huống cụ thể tại Timor Leste: bằng các nghiệp vụ, xác định nguyên nhân do nhiễu ngoài gây ra trên giải tần số E- GSM, đường UL, nhiễu gần như toàn bộ giải tần số 7Mhz E-GSM, có ARFCN từ 989 tới 1023. Nhiễu trên toàn bộ lãnh thổ của Timor Leste.

Hình: Cường độ tín hiệu nhiễu tại phổ tần số mà nhà mạng viễn thông được cấp.

2. Giải pháp.

Hình: Quy hoạch tần số 2G với phương pháp hạn chế sử dụng tần nhiễu, và tăng sử dụng giải tần số không bị nhiễu

-        Quy hoạch lại tần số: Mục tiêu hạn chế tối đa sử dụng tần số bị nhiễu E-GSM. Giải pháp này là triệt để, nhưng thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Cấu hình trung bình trạm 2G 900 là 11TRX/Site. Với Quỹ tần số P-GSM: 3.2Mhz là không đủ để sử dụng. Nếu toàn bộ các trạm 2G 900 sử dụng 3.2Mhz P-GSM thì thay vì bị nhiễu ngoài, ta sẽ bị nhiễu nội mạng gây ra bởi cận tần số, và kề tần số. Vì thế giải pháp này chỉ sự dụng ưu tiên cho những cell nhiễu nặng, những cell độc đạo về mặt vùng phủ. 

Hình: Mô tả giải pháp điều chỉnh tham số để chống lại nhiễu ngoài tấn công.

-        Điều chỉnh tham số: Mục tiêu ưu tiên thuê bao sử dụng dịch vụ trên giải tần DCS 1800.

+ Cho thuê bao ở chế độ Idle: Sử dụng tham số Cell Reselection Offset: Tăng thêm 4dB cho trạm DCS 1800 có Cosite với trạm 2G 900.

+ Cho thuê bao ở chế độ Active:

o   Đường UL: Vời tần số DCS 1800 ngưỡng chuyển giao do tín hiệu yếu giữ nguyên như ban đầu là -105dBm. Với tần số 2G 900 ngưỡng chuyển giao sơm hơn 5dB từ -105 lên -100dBm. -> Mục tiêu giúp cho C/I của kênh serving còn đủ tốt, tốt hơn trước 5dB, tăng khả năng giải điều chế cho tín hiệu hữu ích, và có thêm khả năng lựu chọn được Cell tốt hơn.

o   Đường DL: Với tần số DCS 1800 giảm ngưỡng chuyển giao do tín hiệu yếu từ -92dBm xuống -95dBm. Tần 2G 900 điểu chỉnh tăng từ -92dBm lên -88dBm. Với thay đổi này giúp thuê bao ở lâu hơn trên tần số DCS 1800 và chuyển giao ra sớm hơn ở tần 2G 900 khi C/I còn đủ tốt.

3. Kết quả.
- Như vậy bằng cả 2 giải pháp kể trên, ta đã đẩy tối đa tải( người dùng) vào phần tần số không bị nhiễu, và tăng tín hiệu hữu ích để đề được tín hiệu nhiễu(Signal to noise). 
- Kết quả triển khai thực tế giúp ta cải thiện chất lượng mạng tới 30%, thậm chí không còn nhiễu cho những khu vực đẩy được toàn bộ tải.

Công nghệ VAMOS và giải pháp tối ưu dung lượng với chất lượng mạng vô tuyến 2G

 Giới thiệu công nghệ VAMOS và đưa giải pháp để đảm bảo hài hòa giữa dung lượng với chất lượng mạng vô tuyến 2G.

Trong bối cảnh lưu lượng thoại tiếp tục tăng trưởng mạnh ở các thị trường, tần số sử dụng trong 2G bị cắt giảm để nhường tần cho 4G. Để đảm bảo được 2 nhu cầu trên, thì giải pháp phải là chia nhỏ mắt lưới, đặt thêm trạm 2G, kéo theo chi phí về CAPEX, OPEX, trong khi hiệu quả từ kinh doanh thoại ngày một suy giảm, thì với chi phí lớn tăng thêm là điều khó được chấp nhận. Từ đó công nghệ VAMOS ra đời( Voice services over adaptive multi-user Channels on One Slot(VAMOS).

1.Những cải tiến về công nghệ 2G cho VAMOS

Tăng gấp đôi User/ Time Slot

VAMOS là công nghệ cho phép ghép 2 người sử dụng vào cùng 1 Time slot của khung TDMA. Bằng phương pháp này ta đã làm cho khả năng đáp ứng của hệ thống lên gấp đôi, hay dung lượng tăng gấp đôi so với ban đầu.

Với tính năng VAMOS, thì 1 Time Slot trong khung TDMA ta có các khả năng ghép như sau:1 thuê bao Full Rate/ Time slot, 2 thue bao HR/ Time slot, 2 thuê bao Vamos Full rate/ Time slot, 4 thuê bao Vamos HR/ Time slot, 1 Thuê bao HR với 2 thuê bao Vamos HR/Time slot, 1 thuê bao Vamos Ful rate với 2 thuê bao Vamos HR/Time slot.

Việc lựa chọn cấu hình ghép thuê bao/ Time slot sẽ tùy thuộc vào điều kiện chất lượng kênh, chất lượng tín hiệu và tải của Cell. Việc điều khiển quá trình này hoàn toàn được thực hiện bởi nhà vận hành mạng lưới.

Tăng Training Sequency Code(TSC)

Hình: Phương pháp phân biệt các MS cùng 1 Timeslot trong công nghệ VAMOS

Với VAMOS, việc phân biệt 2 User trong cùng 1 Time slot là một yêu cầu mới. Trong công nghệ 2G thông thường, với mỗi cụm thông tin người dùng người ta phải sử dụng 26 bits dữ liệu để sửa tần số, cụm thông tin này được gọi là TSC( Training Sequence Code), mỗi cell 2G chỉ có 1 giá trị TSC duy nhất, giá trị này được quy hoạch trùng với giá trị BCC(Base station Color Code). Khi mạng phục vụ VAMOS thì mỗi cell phải được gán thêm 1 TSC, tức là có 2 TSC/ Cell. 2 TSC này được sử dụng để phân biệt 2 User trong cùng 1 Time slot khi sử dụng VAMOS.

Thay đổi kiểu điều chế cho đường DL( từ BTS xuống MS)

Hình: Xử lý tín hiệu đường lên trong công nghệ VAMOS
Hình: xử lý tín hiệu đường xuống trong công nghệ VAMOS

Trên đường DL(BTS tới MS), thì tín hiệu được điều chế bởi aQPSK thay vi GMSK như trươc đây. Pha tín hiệu của 2 MS vuông góc, công suất của MS1 và MS2 ràng buộc với nhau theo hệ số góc ɑ

Thay đổi vị trí kênh báo hiệu liên kết SACCH trong cấu trúc đa khung 26( cải tiến này chỉ cho những dòng máy hỗ trợ VAMOS II)
Hình: Cấu trúc đa khung trong công nghệ VAMOS

Kênh báo hiệu liên kết chậm SACCH phát vào các khoảng thời gian được chỉ định. Nhằm cung cấp thông tin hệ thống, thông tin chất lượng kênh vô tuyến khi User thực hiện cuộc gọi. Thông tin này là độc lập với từng User, được miêu tả chi tiết như hình trên. Nếu kênh SACCH của User 2 không phát lệch đi 1 khung so với kênh SACCH của User 1 thì chúng sẽ gây nhiễu cho nhau, vì 2 kênh này luôn phát vào thời điểm định trước. Vì thế kênh SACCH của User 2 được phát dịch đi để có thể KHÔNG bị nhiễu, do thời điểm phát kênh SACCH của User 2, thì kênh TCH của User 1 CÓ THỂ không phát, có thể đang ở chế độ DTX với xác suất là 50%.

2. Phương pháp áp dụng VAMOS để cân bằng giữa dung lượng và chất lượng.

Chất lượng và tín hiệu của MS cả đường DL và UL phải ở ngưỡng tốt

Hình: Các ngưỡng điều khiển để đảm bảo chất lượng khi sử dụng VAMOS

VAMOS là việc sử dụng 2 thuê bao trong cùng 1 Time Slot, 2 thuê bao này được gọi là cặp( Paired). Cặp thuê bao này sẽ sử dụng chung 1 Time slot, chúng sẽ ảnh hưởng nhiễu lên nhau. Vì vậy, việc lựa chọn 2 thuê bao phù hợp để bắt cặp là một việc quan trọng để đảm bảo chất lượng thuê bao VAMOS.

Với hình trên, thì các thuê bao thỏa mãn điều kiện trong các khoảng A, B, C, D là phù hợp bắt cặp cho dịch vụ VAMOS.

Điều kiện về tải( Traffic Load) của cell để kích hoạt dịch vụ VAMOS.

Trong điều kiện tải bình thường thì tính năng VAMOS không được kích hoạt, nó chỉ được kích hoạt theo thứ tự ưu tiên từ (1) tới (4) như sau:

(1) Kích hoạt Half rate ->(2) Kich hoạt Handover Full rate- Half rate ->(3) Kích hoạt Full rate VAMOS -> (4) Kích hoạt Half rate VAMOS. Với điều kiện này đảm rằng, chỉ những thời điểm xấu nhất, tính năng VAMOS mới được kích hoạt.

Hai thuê bao ghép cặp phải gần giống nhau về suy hao đường truyền.

Suy hao đường truyền được tính theo công thức: Path loss = Power transmit – rxlevel. Path loss của 2 thuê bao bắt cặp phải tương đương nhau, nhằm tránh cho một trong 2 thuê bao có công suất phát mạnh, gây nhiễu cho User còn lại.

Tổng công suất đường DL của thuê bao bắt cặp, không được vượt quá công suất phát của Cell và không khác biệt nhau quá lớn.

SCPIR( Subchannel Power Imbalance Ratio), là chỉ số để đánh giá sự khác biệt công suất đường DL giữa 2 User được bắt cặp. Mục tiêu của việc giữ giá trị này ở ngưỡng tối thiểu giúp cho công suất của 1 trong 2 User bắt cặp trở lên quá lớn, làm nguồn nhiễu gây mất dịch vụ của User còn lại.

          Công suất của Cell phải chia cho 2 User trong cùng 1 cặp, tổng công suất của 2 user này vì thế không được vượt quá công suất cho phát của Cell. Trong trường hợp cần điều khiển công suất phát DL của 1 User trong cặp thì phải thực hiện điều chỉnh để thỏa mãn cả 2 điều kiện nêu trên.

 Kết luận.

Hãy xem đặc tính của dịch vụ thoại, 1 người nói thì người còn lại sẽ nghe vì vậy khoảng trống DTX là 50% của thời gian đàm thoại. Thật là ý tưởng tốt nếu chúng ta tận dụng khoảng DTX này cho User khác sử dụng.

Việc sử dụng tính năng VAMOS, với những cải tiến tốt, cùng với việc kiểm soát tốt những điều kiện áp dụng, giúp ta tăng được dung lượng hệ thống mà không bị suy giảm chất lượng cuộc gọi.

Tham khảo thông tin thực tế của 1 Cell 2G phục vụ lễ hội(Mynamar)

Hình: Thống kê Traffic cell 2G khi sử dụng tính năng VAMOS

Tỉ lệ Traffic TCH VAMOS chiếm rất lớn, gần 50% tổng số traffic của cell tại giờ PEAK. Nếu không có VAMOS ta phải đầu tư gấp đôi số lượng TRX để mang về một lượng traffic như vậy. Từ dữ liệu trên thấy rằng khả năng hỗ trợ VAMOS của máy di động là lớn, chỉ cần hệ thống có VAMOS thì sẽ sãn sàng sử dụng.

Hình: Chất lượng KPI của cell khi sử dụng tính năng VAMOS.
Các chỉ số chất lượng, KPI tốt hơn nhiều CTKT yêu cầu. Cuộc gọi VAMOS có chất lượng tương đương với cuộc gọi thông thường.

Để ủng hộ tác giả bài viết, xin ủng hộ mua sản phẩm tại: Gốm lạc việt Bát tràng