Con đường của ngành vô tuyến toàn cầu như thế nào trong tương lai?

Con đường của ngành vô tuyến toàn cầu.

    Trong những năm gần đây chứng kiến sự phát triển nhanh của di động, trong khoảng những năm đầu của thế kế 21 chúng kiến sự bùng nổ ấy. Từ 2G nó phát triển cực kỳ nhanh chóng lên 5G, cộng với các công nghệ không dây phổ biến là wifi. Chính việc phát triển này thì đã gần như sử dụng toàn bộ tài nguyên vô tuyến hựu dụng cho di động. 
Trong những năm tháng đó ngành vô tuyến thực hiện 3 nhiệm vụ lớn:
1. Triển khai công nghệ đó 2G,..., 5G và wifi.
2. Tối ưu vùng phủ và dung lượng của từng công nghệ. Nhiệm vụ này là công việc khai thác hàng ngày cho việc tinh chỉnh vùng phủ, thuạt toán, mở rộng và nâng cấp.
3. Nhiệm vụ chuyển dịch phổ tần, hay nói cách khác là tối ưu phổ tần số theo công nghệ do nhu cầu của khách hàng. Tại sao tôi lại đưa nhiệm vụ này thành một nhiệm vụ riêng, mà không ghép vào với nhiệm vụ 2, vì công việc này nó đòi hỏi tái cấu trúc mạng lưới, thậm chí là triệt tiêu một công nghệ lạc hậu như 2G( ví dụ như Sigapor đã làm).

    Từ việc phát triển mạng di động, ta cũng thấy một nhu cầu về nguồn lực lớn đáp ứng cho nó. Nguồn lực về con người tối ưu vô tuyến, nguồn lực về việc đáp ứng công cụ làm việc liên quan tới vô tuyến như công cụ đo đạc, ước lượng vùng phủ, tối ưu tự động, giám sát và đánh giá chất lượng mạng.

    Trên khía cạnh nhu cầu sử dụng dữ liệu của người dùng ta thấy, về thoại và tin nhắn trong 3 năm gần đây lưu lượng thoại giảm nhé, như vậy có thể thấy nhu cầu thoại đã bão hòa đã đáp ứng đầy đủ, thoải mãi của người sử dụng. Vì thế nhu cầu đầu tư cho thoại, tin nhắn sẽ không còn, các công nghệ, nguồn lực cho sự phát triển theo hướng thoại sẽ phải được chuyển dịch. Về Data di động, ta thấy từ khi triển khai bằng công nghệ GPRS, EGPRS. Với tốc độ hạn chế của nó ở mức  Max 240kps/ user, thì tổng dung lượng Data volumme sinh ra rất hạn chế, với công nghệ 3G ta thấy Data tăng trưởng rất nhanh, nếu so với công nghệ 2.75G trước đó, thì công nghệ mới này sinh ra một lượng Data volumme bằng 12 lần trước đó. Với công nghệ 4G thì sao, Data volumme tiếp tục tăng trưởng bằng 2.5 lần của 3G ứng với giá tiền/GB data giảm 6 lần so vơi 3G. Tại sao Data volumme lại chỉ tăng trưởng có 2.5 lần, mà không tăng trưởng 12 lần như trước đó?  trong khi đó giá Data đã giảm rất mạnh? Điều này được giải thích bằng khả năng đầu cuối của khách hàng và nhu cầu data của họ. 75% đầu cuối của khách hàng chưa đủ mạnh để khai thắc hết tiềm năng vô tuyến của công nghệ mới, phần khách hàng của nhu cầu sử dụng nhiều Data thì phần nào họ đã thỏa mãn với chất lượng của công nghệ mới. Với nhóm khác hàng này thì họ đã được phục vụ tối đa với nhu cầu mong muốn của họ. Còn công nghệ 5G, đây là công nghệ cho IOT. Với đối tượng phục vụ mới là THING chúng ta chưa triển khai lên chưa có con số đánh giá về chúng.
    Trên khía cạnh công nghệ. Ban đầu công tác khai thác thủ công là chính, ví dụ việc nâng cấp dung lượng cần phải đến tận trạm, để đấu nối tích hợp, sau đó mọi thứ trở lên tự động hơn. Với 2G việc nâng cấp hoàn toàn tự động, rễ dàng tăng dung lượng gấp 2 lần so với ban đầu, 3G tăng dung lượng gấp 5 lần mà không cần đến trạm, với 4G thì việc khai thác tự động nâng cao hơn nữa bằng tính ăng ANR(Automatic neighbour relations), giúp cho công việc thường xuyên nhất của tối ưu vô tuyến trở lên tự động. Sau này là các phần ứng dụng phân tích đưa giải pháp tối ưu tự động và tập trung hơn, chỉ cần một kỹ sư sử dụng ứng dụng để tối ưu cho toàn bộ mạng lưới rộng lớn.
Qua phân tích trên 3 khía cạnh: Nhu cầu về phát triển công nghệ mới, nhu cầu mở rộng dung lượng, tính tự động trong khai thác và nâng cấp. Ta thấy nguồn lực cần cho tối ưu vô tuyến sẽ phải giảm rất mạnh. Với nhiều công nghệ cần khai thác hơn so với giai đoạn đầu chỉ có 1 công nghệ 2G duy nhất, tôi thấy lực lượng tối ưu chỉ cần 1/3 là đủ.
    Vậy lực lượng còn lại phải làm gì? đi đâu? tương lai nào cho nó? Câu trả lời này có thể bằng nhu cầu Phát triển của Things trong IoT.
Hình: Xu thế chuyển dịch doanh thu của các dịch vụ viễn thông