Giải pháp phủ sóng cho đường hầm và đường tầu điện ngầm.

 Thiết kế phủ sóng cho đường hầm, tầu điện ngầm.

    Đường hầm là công trình kiến trúc đặc biệt, kiểu như cái ống vậy. Đường hầm được xây dựng để phục vụ nhu cầu di chuyển của con người, Và với con người thì nhu cầu được giữ thông tin liên lạc tại mọi thời điểm là thiết yếu. Vì vậy việc phu sóng trong những khu vực hầm, đường hầm là yêu cầu được đặt ra.

    Đặc tính của hầm là dài, hẹp, uốn khúc. Khi có Tầu , xe chậy trong đường hầm thì không gian của nó gần như được bịt kín. Thứ nữa, nếu hầm sử dụng cho tầu cao tốc thì vận tốc chuyển động của các thuê bao cũng rất nhanh. Vậy phải sử dụng phương thức truyền sóng nào để duy trì được kết nối viễn thông tới khách hàng?. Nếu chỉ đảm bảo cho vùng phủ thì giải pháp có thể lựa chọn là sử dụng rất nhiều phần tử phát xạ như Pico cell, small cell. Khi sử dụng những giải pháp đó cho đường hầm này thì tổng chi phí cho nó trở lên rất đắt đỏ, đặc biệt nó không giải quyết được vấn đề chuyển động nhanh của thuê bao, Giải pháp này trở lên rất bất cập, và lãng phí.

    Để giải quyết triệt để nhu cầu, tính chất thuê bao chuyển động nhanh với chi phí triển khai tối ưu, thì sử dụng phần tử thủ động Cáp rò là một lựa chọn thông minh.

Hình: Cấu trúc của cáp rò

Hình: Cấu trúc Tầu điện với nhiều toa, dài đòi hỏi những thiết kế đặc biệt.

Cáp rò có cấu trúc như hình trên. Về mặt kỹ thuật, cáp rò được tạo bởi cáp đồng trục, nhưng mặt vỏ đồng bên ngoài thì được đục lỗ. Kích thước của lỗ và khoảng cách của chúng được tối ưu theo tần số mà mình truyền đi. Cáp rò được sử dụng để truyền sóng thay Anten, nó được hiểu như cái Anten dài, tín hiệu sóng theo cáp rò này để truyền đi.

    Độ dài cáp rò phụ thuộc vào tần số truyền, suy hao cáp đồng trục, điện trở dòng 1 chiều. và tần số sử dụng truyền trong cáp.

    Cáp rò đồng trục được sử dụng phủ sóng cho kiểu địa hình hẹp, dài, hình ống.

Hình: Thiết kế Cáp rò Trong Hầm Hải Vân.

Hầm hải vân đã được sử dụng Cáp rò để phủ sóng, hiện Việt nam có rất nhiều công trình hầm giao thông đang được xây dựng, tất cả đều sử dụng giải pháp Cáp rò để phủ sóng. Cáp rò phủ sóng cho công trình ngầm là giải pháp chính, nhưng để toàn diện mọi ngóc ngách của công trình, thì cần thêm một vài giải pháp phụ trợ như anten Omni, Panel. Hoặc cho những điểm phòng điều độ có thể lắp thêm Pico cell, Small Cell.

Hình :Phương pháp tính toán độ dài của đoạn Cáp rò.

    Ví dụ với kiểu địa hình là hầm Hải vân, ta sử dụng nhiều bộ HROU, chiều dài hầm là 6.2Km. Như vậy chiều dài Cáp đồng trục rò là 400m.

Với dự án phủ sóng cho đường hầm là những dự án lớn, và quan trọng. Việc cần làm là sau khi tính toán được chiều dài cáp thì cần phải thử lắp đặt cho một đoạn để đánh giá, kiểm chứng kết quả tính toán có phù hợp không. Môi trường truyền sóng trong hầm gây ra sự thăng giáng tín hiệu lớn. Phải có dự phòng tìn hiệu đủ lớn, đáp bảo cho những tình huống thăng giáng tín hiệu này.

Việc thi công cáp trong đường hầm cần chú ý những vấn đề sau:

1. Tiếp đất cho Cáp: Với những khu vực hầm cho tầu cao tốc, tầu điện thì việc tiếp đất cho cáp càng trở lên quan trọng, vì tầu điện sử dụng hệ thống tiếp điện công suất cao, dễ gây ảnh hưởng phóng điện cho cáp.

2. Lắp đặt đúng hướng dẫn: Phải đảm bảo lắp đặt đúng thiết kế 100%, trong môi trường hầm cho đường tầu điện. Không cho phép có sai sót, việc sửa chữa hay bảo dưỡng cần phải dừng/ đóng hầm là tốn kém, gây ảnh hưởng lớn. Chú ý thêm là các đầu cáp hở, hay của các phần tử Passive cần phải kết cuối bởi tải giả.

3. Lắp đặt cáp cần cản chỉnh thẳng hàng, gia cố chắc chắn, cần phải tính tới yếu tố dung, lắc khi có phương tiện chậy qua. Thứ nữa để tránh tổn thất năng lượng khi cáp băng qua những khu vực không cần phủ sóng thì ta phải chuyển tiếp Cáp ro bằng những đoạn cáp thông thường.