Phần tử Passive sử dụng trong thiết kế DAS phủ sóng trong tòa nhà Inbuilding.
Hệ
thống DAS được thiết kế với mục tiêu là đưa tối đa công suất phát từ trạm thu
phát gốc tới anten, và công suất phát của máy di động UE trở lại trạm gốc. Nó
là sự tổng hợp, ghép nối của các phần tử passive. Việc lựa chọn những phần tử
Passive đúng sẽ giúp ta đạt được mục đích: vật tư thiết bị ít nhất, suy hao nhỏ
nhất, PIM tốt nhất, vùng phủ tốt nhất. Hiểu biết về các phần tử Passive DAS là
hành trang bắt buộc cho người thiết kế hệ thống phủ sóng trong tòa nhà DAS. Họ
sẽ biết lựa chọn những phần tử tối ưu nhất sao cho đạt được mục đích nêu trên.
1. Cáp đồng trục.
Cáp đồng trục là
phần tử được dùng nhiều nhất trong hệ thống DAS. Nó quyết định phần lớn suy hao
của hệ thống DAS, thẩm mỹ, và thời gian thi công DAS.
Hình: Suy
hao cáp/ 100m(dB) cho từng loại cáp
Việc lựa chọn cáp
với kích thước nhỏ giúp thời gian thi công nhanh, thuận tiện, các phụ kiện treo
cáp đơn giản, và giá thành thi công, già thành cáp giảm nhiều. Nhưng suy hao do
cáp cao hơn. Kích thức cáp càng nhỏ thì suy hao cáp/100m càng lớn. Theo tính
toán việc tăng thêm 2dB suy hao cap có thểm giảm được chi phí triển khai tới
50%.
Vi
dụ để tính toán suy hao do cáp ½ inch, với tần số vô tuyến 1800Mhz. Ta sử dụng
công thức đơn giản như sau:
Suy hao cáp = độ dài cáp x 0.1dB/m (dB)
2. Các loại bộ chia đều – SPLITTERS
Suy hao splitter = 10 log(số cổng splitter) + 0.1(suy
hao thêm)
Ví dụ với loại Splitter 1:3, ta có suy hao
splitter = 10log(3)+0.1= 4.82dB. Từ công thức kể trên, nếu biết được công suất
đầu vào của Splitter ta biết được công suất đầu ra trên từng cổng tương ứng.
Công suất vào là 10dBm thì công suất trên mỗi cổng ra của bộ Splitter là 10dBm – 4.82dB = 5.18dBm.
Hình: Minh họa công suất
đầu vào –ra của bộ Splitter 1:3.
Một chú ý quan trọng là phải kết cuối tất
cả các cổng của Splitter, nếu có cổng không sử dụng thì phải bịt lại bằng tải
giả.
3. Bộ chia không đều
-Taps/Uneven Splitters
Hình: Bộ
chia không đều.
Bộ chia không đều
chia tín hiệu vào thành nhiều tín hiệu ra với công suất không giống nhau. Bộ
chia không đều rất hữu dụng trong thiết kế, nó sử dụng để trích một phần công
suất từ cáp trục đưa vào cáp nhánh. Trong tòa nhà cao tầng, ta sử dụng cáp
chính để đưa tín hiệu từ trạm gốc tới tầng cao nhất. Tại những tầng thấp hơn ta
trích một phần tín hiệu rồi đưa vào hệ thống anten phủ sóng cho tầng ấy. Bộ
chia không đều giúp không lãng phí công suất phát, giúp công suất đầu ra trên từng
anten đồng đều nhau.
Hình: Xử dụng bộ chia không đều.
Hình trên minh họa
cách sử dụng bộ chia không đều, công suất đầu ra đầu ra tại chân anten của các
tầng là tương đương nhau, chúng khác nhau không quá 1.5dB, mặc dù suy hao cáp
trục tới 12dB.
4. Bộ suy hao –
Attenuators
Bộ suy hao được dùng để giảm công suất tín hiệu. Các bộ khuếch đại công suất có giải hoạt động với tín hiệu đầu vào thấp. Vì vậy cần phải sử dụng bộ suy hao để đưa công suất tín hiệu vào dải hoạt động của nó. Bộ suy hao có các giá trị 1, 2, 3, 6 10, 12, 18, 20, 30 và 40 dB. Khi kết hợp chúng lại ta có thể nhận được giá trị suy hao mong muốn. Trong môi trường công suất tín hiệu lớn và nhiều nhà mạng thì khuyến nghị sử dụng Cáp hấp thụ thay vì sử dung bộ suy hao để giảm PIM.
Hình: Bộ
suy hao
5. Tải giả -Dummy
Loads/Terminators
Để ngăn chặn PIM thì TẤT CẢ các điểm hở đều được bịt lại bởi tải giả. Các điểm hở thường là cổng của bộ chia không dùng hết, cổng dự phòng cho thiết bị, hoặc nhà mạng khác.
Hình: Bộ tuần hoàn - Circulators
Bộ chia tuần hoàn có sự khác biệt về suy
hao theo chiều. Suy hao rất nhỏ theo chiều đi, còn chiều ngược lại thì suy hao
lớn hơn nhiều. Theo hình mũi tên ở trên thì suy hao nhỏ theo chiều 1- 2, 2-3 và
3-1. Chiều ngược lại thì suy hao cao hơn. Thông thường chiều đi thì suy hao chỉ
là 0.5dB, còn hiều ngược lại là 20dB, thậm chí là 40dB.
Bộ chia tuần hoàn được sử dụng trong trường
hợp cần bảo vệ Port phát trong trường hợp hỏng anten hay đứt cáp. Hay bộ chia
tuần hoàn cũng được sử dụng trong trường hợp cần sự phân tách tín hiệu phát với
tín hiệu thu.
Hình: Các trường hợp sử dụng bộ chia tuần hoàn.
7. Bộ Coupler 3dB
(90_ Hybrid)
Bộ Coupler 3dB dùng để tổng hợp 2 luồng
tín hiệu thành một, cùng với đó nó cũng chia thành 2 luồng tín hiệu đầu ra.
Hình: Các
trường hợp sử dụng bộ Coupler 3dB.
Bộ Coupler 3dB được dùng để ghép nhiều nhà
mạng sử dụng chung một hạ tầng DAS. Các Port ra có thể tận dụng như là bộ chia
đều Spslitter
8. Các loại
Filters
Khi cần ghép nhiều băng tần, công nghệ thì các bộ Filter cần phải dùng tới. nó cho phép ghép 2 băng tần DIPlexer, 3 băng tần TRIlexer hoặc ghép băng thu/phát DUPlexer.
Hình: Các loại Filters.
Ngay nay có nhiều Band tần được cấp phép,
thì các loại Filters càng đa dạng hơn, như dải Band tần hỗ trợ rộng hơn, nhiều
Band được kêt hợp lại hơn: Như Band 700Mhz, Band 2600Mhz. Với bộ Filter thì suy
hao ghép xen là nhỏ,